Vì sao bạn bị nghén khi mang thai?

Vi Sao Ban Bi Nghen Khi Mang Thai Pejya 1592380219

Vì sao bạn bị nghén khi mang thai?

Ốm nghén là tình trạng phổ biến và gây khó chịu cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nghén khi mang bầu là hiện tượng sinh lý nên không ảnh hưởng gì đến em bé, ngoại trừ trường hợp nghén nặng.

Tổng quan

Ốm nghén là dấu hiệu phổ biến của thai kỳ, được biểu hiện bằng cảm giác buồn nôn và đôi khi là nôn thật sự. Nghén khi mang thai có thể gây khó chịu cho thai phụ vào bất cứ lúc nào trong ngày, chứ không chỉ riêng buổi sáng. Có đến 90% phụ nữ trải qua cảm giác buồn nôn hoặc nôn ở nhiều mức độ khác nhau khi mang thai.

Ốm nghén thường xuất hiện trong 14 tuần của thai kỳ và đây hầu như dấu hiệu đầu tiên cho biết một người phụ nữ đã mang thai. Một số phụ nữ cũng có thể bị ốm nghén kéo dài trong suốt thai kỳ, nhưng mẹ yên tâm là tình trạng này cũng rất hiếm dẫn đến biến chứng.

Vì sao bạn bị nghén khi mang thai? 1Ốm nghén thường xuất hiện trong 14 tuần của thai kỳ

Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về vấn đề phụ nữ ít hoặc không ốm nghén có tỷ lệ sảy thai cao hơn. Một số nghiên cứu khác cho rằng ốm nghén khi mang bầu là cách tự nhiên giúp người mẹ có thể tránh xa các chất gây hại tiềm ẩn cho thai nhi mới phát triển.

Vì sao bạn bị nghén khi mang thai?

Ốm nghén khi mang thai do tác động từ nhiều yếu tố bởi sự xuất hiện của thai nhi trong cơ thể mẹ.

Nguyên nhân gây ra các triệu chứng thai nghén thông thường ở mẹ mang thai được xác định như sau:

Nồng độ HCG tăng mạnh:

Thời kỳ đầu mang thai, hormone trong cơ thể phụ nữ sẽ tăng rất nhanh nhất là hormone HCG. Hormone này được sản sinh từ nhau thai và nó phát triển mạnh từ 8 – 12 tuần của thai kỳ. Vì thế, sự xuất hiện và tác động của loại hormone này sẽ khiến mẹ ốm nghén còn tình trạng nặng hoặc nhẹ tùy theo sức đề kháng của từng mẹ bầu.

Dạ dày nhạy cảm hơn:

Theo nhiều nghiên cứu thì loại vi khuẩn helicobacter pylori trong dạ dày, nhưng khi có bầu nó sẽ làm tăng khả năng ốm, mệt mỏi ở mẹ. Và thường khi có thai thì hệ tiêu hóa của mẹ cũng sẽ yếu và nhạy cảm hơn bình thường. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng buồn nôn, nôn và sợ đồ ăn ở các mẹ.

Khứu giác nhạy cảm, thính hơn:

Khi có thai, hormone estrogen sẽ tăng lên. Việc này khiến khứu giác của các mẹ bầu sẽ nhạy cảm, thỉnh hơn bình thường rất nhiều. Chính vì thế, các mẹ thường cảm thấy sợ đồ ăn, dễ nôn ọe khi ngửi thấy mùi thức ăn.

Vì sao bạn bị nghén khi mang thai? 2Khi có bầu, khứu giác nhiều mẹ nhạy cảm hơn dễ khiến mẹ sợ ăn và buồn nôn

Mang bầu đôi, đa thai:

Khi mang thai đôi hay đa thai thì mẹ bầu sẽ ốm nghén nặng hơn các mẹ khác rất nhiều. Vì lượng HCG trong cơ thể mẹ sẽ tăng lên gấp đôi và sẽ khiến tình trạng ốm mệt của mẹ càng trở lên nghiêm trọng, hoặc làm kéo dài thời gian ốm nghén khi mang thai.

Từng ốm nghén trong lần mang thai trước:

Nếu mẹ bị nghén ở lần đầu mang thai thì với lần mang thai thứ 2 bầu sẽ rất dễ ốm do tình trạng thai nghén trở lại và thậm chí có thể nặng hơn lần đầu.

Người thân từng ốm nghén:

Nếu tiền sử gia đình bạn có mẹ, chị em ruột cũng bị ốm nghén thì nguy cơ bạn ốm khi mang thai do gen di truyền rất cao.

Bị say xe:

Người hay bị say xe bởi dạ dày rất nhạy cảm nên nếu mẹ mang thai cũng dễ ốm nghén và nôn ọe dữ dội vào 3 tháng đầu thai kỳ.

Mang thai bé gái:

Nhiều người nói rằng mang thai bé gái thì khả năng ốm nghén nặng hơn sẽ rất cao. Nhiều người còn coi đây là dấu hiệu phân biệt là bầu bé trai hay bé gái nhưng cách này không chính xác, chỉ mang tính chất tương đối.

Đau nửa đầu:

Nếu mẹ đã có tiền sử đau nửa đầu thì khi mang thai nguy cơ ốm nghén trong thời kỳ mang thai rất cao. Đau nửa đầu còn tác động lên các dây thần kinh gây ra các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu.

Biến chứng của ốm nghén

Triệu chứng buồn nôn và nôn của mẹ dễ dẫn đến tình trạng chán ăn nên nhiều mẹ bầu lo lắng rằng điều này sẽ tác động xấu đến em bé trong bụng. Thực tế thì ốm nghén nhẹ thường không gây hại cho thai nhi. Nghén khi mang thai thường không nghiêm trọng đến mức cản trở sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

Đối với một số phụ nữ mang thai, cảm giác buồn nôn và nôn khiến họ sụt cân nghiêm trọng. Đây được gọi là hội chứng ốm nghén nặng (Hyperemesis Gravidarum – HG), gây mất cân bằng điện giải và giảm cân không kiểm soát. Nếu không được điều trị chứng ốm nghén, tình trạng này có nguy cơ làm mất nước nghiêm trọng hoặc giảm hơn 5% trọng lượng cơ thể trước khi mang thai, nguy hiểm nhất là gây hại cho em bé của bạn.

Vì sao bạn bị nghén khi mang thai? 3Triệu chứng buồn nôn và nôn của mẹ có thể tác động xấu tới sức khỏe nếu mẹ bỏ ăn, chán ăn

Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có biểu hiện:

  • Nôn liên tục, không kiểm soát;
  • Giảm từ 1-2 kg trở lên;
  • Sốt;
  • Tiểu rắt/rắt, nước tiểu màu sẫm;
  • Choáng váng, chóng mặt hoặc ngất xỉu;
  • Tim đập nhanh;
  • Buồn nôn dữ dội trong tam cá nguyệt thứ hai;
  • Nôn ra máu;
  • Đau đầu thường xuyên;
  • Đau bụng;
  • Xuất huyết hoặc có đốm máu âm đạo.

Thai phụ bị ốm nghén nặng thường phải nhập viện và truyền dịch tĩnh mạch (IV) để bù nước. Trường hợp vẫn bị ốm nghén sau 3 – 4 tháng đầu của thai kỳ, hoặc nếu bạn không tăng đủ cân khi mang thai thì cũng nên đến bệnh viện kiểm tra.

Thanh Hoa

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *