Tổng quan về bệnh cao huyết áp thai kỳ mẹ bầu nào cũng cần biết

Tổng quan về bệnh cao huyết áp thai kỳ mẹ bầu nào cũng cần biết

Với mẹ bầu có chỉ số huyết áp vượt quá 140/90 mmHg (đo 2 lần cách nhau khoảng 4 giờ) tức là đã mắc bệnh cao huyết áp thai kỳ. Đây thực sự là bệnh cần lưu ý vì nó để lại biến chứng nặng nề cho cả mẹ và bé.

Các dạng của bệnh cao huyết áp thai kỳ

Tổng quan về bệnh cao huyết áp thai kỳ mẹ bầu nào cũng cần biết 1Có nhiều dạng của bệnh cao huyết áp thai kỳ

Bệnh cao huyết áp thai kỳ có nhiều dạng tùy thuộc vào thời gian bị bệnh. Có những người bị trước có những trường hợp khác lại bị trong thời gian mang thai.

  • Cao huyết thời kỳ mang thai (Gestational hypertension): phát triển sau khoảng 20 tuần thai. Không phát hiện được dư thừa protein trong nước tiểu hay phát hiện tổn thương cơ quan nào. Hậu quả cuối giai đoạn này ở thai phụ là chứng tiền sản giật.
  • Cao huyết áp thai kỳ mãn tính (Chronic hypertension): xuất hiện trước khi mang thai hoặc trước khi thai nhi đạt 20 tuần tuổi. Hầu như bệnh này không có triệu chứng gì nên rất khó phát hiện.
  • Cao huyết áp mãn tính với chứng tiền sản giật bị chồng lấp: bệnh này xuất hiện ở phụ nữ bị cao huyết áp trước khi mang thai. Khi đi khám phát hiện được protein tăng lên trong nước tiểu hoặc có xuất hiện nhiều biến chứng khá rõ.
  • Tiền sản giật (Preeclampsia): xảy ra khi bệnh cao huyết áp thai kỳ phát triển sau 20 tuần thai và có liên quan tới thương tổn của nhiều cơ quan: thận, gan, máu hoặc não bộ. Nếu không điều trị, tình trạng này có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng thậm chí gây tử vong cả mẹ và con.

Hậu quả của bệnh cao huyết áp thai kỳ

Tổng quan về bệnh cao huyết áp thai kỳ mẹ bầu nào cũng cần biết 2Bệnh cao huyết áp thai kỳ ảnh hưởng xấu tới cả mẹ và con

Bệnh cao huyết áp thai kỳ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Giảm lượng máu tới thai nhi: khiến em bé không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Điều này làm cho bé phát triển chậm, gây còi xương hoặc sinh non. Khi chào đời bé dễ bị nhiễm trùng, gặp vấn đề về hô hấp và nhiều bệnh khác.
  • Nhau bong non (Placental abruption): tiền sản giật dễ làm nhau thai bong ra khỏi thành tử cung trước khi sinh. Hiện tượng này khiến mẹ chảy máu rất nhiều đe dọa mạng sống của con.
  • Hạn chế sự phát triển trong tử cung: tăng huyết áp có thể dẫn làm chậm hoặc giảm tốc độ tăng trưởng của bé.
  • Tổn thương cơ quan khác: cao huyết áp thai kỳ làm tổn thương cả tim, não, phổi, thận, gan và nhiều cơ quan nội tạng khác. Trong trường hợp nghiêm trọng còn đe dọa tính mạng.
  • Sinh non: người bệnh dễ bị sinh non nhưng đôi khi việc này là cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi và mẹ bầu khỏi các biến chứng nghiêm trọng của bệnh cao huyết áp thai kỳ.
  • bệnh tim mạch: thai phụ bị huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai.

Cách xác định cao huyết áp thai kỳ

Vì không có biểu hiện rõ ràng nên thai phụ bắt buộc phải theo dõi chỉ số huyết áp của mình trước và trong khi mang thai. Nếu đo 2 lần liên tiếp mỗi lần cách nhau 4 tiếng thấy chỉ số huyết áp cao hơn 140/90 mmHg thì cần đặc biệt chú ý.

Làm sao để biết mình bị tiền sản giật?

Ngoài việc đo thấy chỉ số huyết áp cao thì bệnh tiền sản giật có một số dấu hiệu:

  • Đo được nhiều protein trong nước tiểu hoặc gặp vấn đề về thận
  • Rất đau đầu
  • Mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng
  • Đau bụng trên vùng dưới xương sườn bên phải
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Tiểu cầu giảm
  • Suy giảm chức năng gan
  • Khó thở, có chất lỏng trong phổi
  • Tăng cân đột ngột kèm sưng phù nhất là ở mặt và tay

Có nên dùng thuốc khi bị cao huyết áp thai kỳ?

Bất cứ loại thuốc nào bạn dùng trong thời kỳ mang thai đều gây ảnh hưởng đến em bé. Một số loại thuốc hạ huyết áp được coi là an toàn khi mang thai trong khi số khác, chẳng hạn như thuốc ức chế men chuyển ACE (angiotensin-converting enzyme), thuốc ức chế bơm Na-Glucose, các thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II,…thì không nên sử dụng.

Mặc dù vậy, việc điều trị kịp thời là rất quan trọng. Cao huyết áp có thể đặt bạn vào tình thế nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các biến chứng lớn khác. Hơn hết là nó có thể nguy hiểm cho em bé.

Nếu bạn cần dùng thuốc để kiểm soát huyết áp trong khi mang thai, cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng liệu trình. Đừng tự ý ngưng thuốc hay thay đổi liều lượng nếu không muốn sức khỏe bị ảnh hưởng.

Điều cần làm để giảm nguy cơ cao huyết áp thai kỳ biến chứng

Tổng quan về bệnh cao huyết áp thai kỳ mẹ bầu nào cũng cần biết 3Thai phụ được khuyến khích cho con bú bằng sữa mẹ

Chăm sóc tốt cho bản thân là cách tốt nhất để chăm sóc cho em bé:

  • Thăm khám thai định kỳ
  • Dùng thuốc hạ huyết áp theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Thường xuyên vận động cơ thể
  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, gặp chuyên gia dinh dưỡng nếu thấy cần thiết
  • Không hút thuốc, uống rượu

Sau khi sinh, việc cho con bú bằng sữa mẹ rất được khuyến khích với người bị bệnh cao huyết áp ngay cả với người phải dùng thuốc. Tuy nhiên phải tham khảo bác sĩ để dùng loại nào không hại cho em bé và tránh cho bú ngay sau khi mới uống thuốc.

Huyền Trang

Nguồn: Mayoclinic

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *