Thắc mắc: Đang cho con bú có thai không?
Khi có những dấu hiệu có thai khi đang cho con bú, người mẹ gặp khó khăn gì khi nuôi con? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
1. Đang cho con bú có thai không?
Theo các chuyên gia khi sinh nở và nuôi con, phụ nữ chưa có kinh nguyệt trở lại cũng như áp dụng biện pháp nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ có thể hạn chế khả nang mang thai trở lại, tuy nhiên không phải là tất cả.
Vậy liệu đang cho con bú có thai không thì mặc dù tỉ lệ mang thai khi đang cho con bú (với mẹ cho con bú hoàn toàn) không thật sự cao. Tùy trình trạng rụng trứng của mẹ mà chủ quan khi con đã 3-5 tháng kèm thêm vợ chồng không sử dụng biện pháp tránh thai khi cho con bú thì hoàn toàn có thể “mắn” mà dính bầu. Cụ thể như sau:
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra, chu kỳ kinh nguyệt và thời gian rụng trứng sẽ trở lại sau khoảng từ 3-6 tháng sau khi sinh. Đang cho con bú có thai không thì với những phụ nữ không cho con bú có thời gian rụng trứng và có kinh nguyệt trở lại sớm hơn rất nhiều, khoảng từ 6 – 10 tuần thì có thể dễ dàng dính bầu hơn cả.
Dựa vào những “tuyên bố” chắc chắn như vậy nên nhiều mẹ cho rằng cho con bú vô kinh là một trong những biện pháp tránh thai hiệu quả 100%. Từ đó mà không có những “phòng bị”, dẫn đến có thai ngoài ý muốn.
Thực ra thời điểm kinh nguyệt và trứng rụng quay trở lại rất khó đoán. Mẹ nên biết nguyên tắc: Trứng sẽ rụng trước khi kinh nguyệt quay trở lại. Đang cho con bú có thai không thì dù cho con bú nhưng lại quan hệ vào đúng thời điểm vàng rụng trứng thì khả năng mang thai cực kỳ cao.
Như vậy đang cho con bú có thai không hay đang cho con bú quan hệ có thai không nhỉ? Câu trả lời là “Có” vì dù cho con bú mẹ hoàn toàn thì khả năng tránh thai vẫn tới khoảng 99%. Nếu không sử dụng các biện pháp tránh thai mẹ vẫn hoàn toàn có thể mang bầu.
2. Những khó khăn và thuận lợi mẹ có thai khi đang cho con bú gặp phải
Sau khi mẹ biết đang cho con bú có thai không thì mẹ cũng nên biết những khó khăn và thuận lợi mẹ có thai khi đang cho con bú gặp phải nữa nhé:
Ưu điểm
Tận dụng kinh nghiệm nuôi và chăm con
Người mẹ có thể tận dụng ngay những kinh nghiệm nuôi và chăm sóc con cái từ bé trước. Những bỡ ngỡ, khó khăn hay hiểu biết hạn hẹp của bé trước đã được mẹ đúc rút và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân, vì thế sẽ chăm sóc bé sau tốt hơn.
Tiết kiệm chi tiêu
Việc các bé sinh gần nhau có thể giúp gia đình hạn chế tài chính trong việc mua sắm quần áo, giày dép, các vật dụng và đồ chơi cho bé sau. Đồ dùng của bé trước sẽ được tận dụng tối đa cho việc sử dụng.
Tiết kiệm thời gian, công sức cho bố mẹ và gia đình
Nếu hai bé sinh xa nhau, trải qua thời gian dài người mẹ có thể sẽ sinh tâm lý ngại mang bầu và chăm con. Nếu mẹ mang thai bé sau khi bé trước vẫn còn nhỏ thì sẽ tiết kiệm công sức và thời gian cho bố mẹ cũng như gia đình.
Nhược điểm:
Có thể phải chấm dứt cho bé trước bú mẹ
Khi còn lo lắng đang cho con bú có thai không và khi thấy mình có dấu hiệu mang thai, nhiều mẹ sẽ cai sữa sớm cho con theo quan niệm xưa. Theo nhiều nghiên cứu, việc cho bé kết thúc quá trình bú sữa mẹ, đặc biệt trước 2 tuổi sẽ khiến bé đối mặt với nhiều rủi ro về bệnh tật hơn.
Mẹ sẽ mệt mỏi và vô cùng vất vả
Khi bé lớn còn nhỏ mà mẹ đã có bầu sẽ khiến mẹ rất mệt và kiệt sức trong việc chăm bé. Mẹ cũng cần đảm bảo rằng kiệt sức do ốm nghén không làm ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi trong bụng.
Ảnh hưởng đến sự phục hồi cơ thể của mẹ
Theo nghiên cứu đã chỉ ra, khoảng cách trung bình giữa hai lần sinh thường nên khoảng tầm 4 – 5 năm, sinh mổ sẽ phải xa hơn. Cần có một thời gian nhất định để cơ thể người mẹ kịp phục hồi sau lần sinh trước và đảm bảo tốt nhất cho việc mang bầu và sinh nở bé sau.
Ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng
Đối với một số trường hợp mẹ có tiền sử sinh non, sảy thai hay lưu thai thì việc có thai lại quá sớm cũng bị ảnh hưởng. Nguyên nhân là do khi cho con bú, cơ thể người mẹ sản sinh là oxytocin – đây là hormone có khả năng kích thích gây co bóp tử cung.
Nguồn sữa mẹ kém chất lượng hơn nếu dinh dưỡng của mẹ kém
Việc có thai khi đang cho con bú đồng nghĩa với việc mẹ cần đảm bảo đủ các chất cần thiết cho hai bé. Cơ thể người mẹ đồng thời sản sinh ra sữa vừa phải cần dinh dưỡng cho bé trong bụng. Vì thế nếu mẹ bị nghén hoặc lí do gì ăn uống không đảm bảo cũng sẽ làm ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ.
Đối với câu hỏi “Đang cho con bú có thai không?” thì câu trả lời là “Có”, vì thời điểm kinh nguyệt và trứng rụng quay trở lại rất khó đoán nên nếu không dùng biện pháp tránh thai thì mẹ có thể dễ dàng mang “bầu” trở lại. Bởi vậy, để tránh gặp phải trường hợp này, bố mẹ tốt nhất cứ tránh thai hoàn toàn sau sinh để không đau đầu khi thấy mình bầu trở lại nhé.
Thanh Hoa
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.