Những lưu ý khi chăm sóc bà bầu bị cảm cúm ở cuối thai kỳ

Nhung Luu Y Khi Cham Soc Ba Bau Bi Cam Cum O Cuoi Thai Ky Gscmt 1525703991

Những lưu ý khi chăm sóc bà bầu bị cảm cúm ở cuối thai kỳ

Vào khoảng 3 tháng cuối thời kỳ mang thai, nếu mẹ bầu bị cảm cúm sẽ không ảnh hưởng lớn tới thai nhi như 3 tháng đầu. Tại vì lúc này em bé đã hình thành và phát triển tương đối toàn diện. Tuy nhiên, chị em vẫn cần phải chú ý theo dõi diễn tiễn của bệnh. Các biểu hiện kèm theo như sốt cao, cơ thể đau nhức, cảm mãi không khỏi có thể là dấu hiệu cảnh bảo một tình trạng nguy hiểm. Do đó, khi bắt đầu thấy cảm cúm ở mẹ bầu, cần áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt để các triệu chứng giảm nhanh.

Nguyên nhân của cảm cúm ở cuối thai kỳ

Những lưu ý khi chăm sóc bà bầu bị cảm cúm ở cuối thai kỳ 1Thể lực kém khiến chị em dễ bị cảm cúm

Thông thường ở những tháng đầu mang thai chị em bị cảm cúm là do nội tiết tố thay đổi. Còn nếu tới 3 tháng cuối mà bị cảm cúm thì nguyên nhân chính là do trong suốt quá trình mang thai sức khỏe người mẹ khá yếu. Lúc này các loại virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể.

Đôi khi có một vài trường hợp bà bầu bị cảm cúm là do chuyển biến bất thường của cơ thể trong những ngày cuối cùng chuẩn bị sinh nở.

Tác động của cảm cúm tới sức khỏe của mẹ bầu

Những lưu ý khi chăm sóc bà bầu bị cảm cúm ở cuối thai kỳ 2Thông thường giai đoạn này cảm cúm không còn ảnh hưởng tới em bé

Trong những tháng cuối giai đoạn mang bầu thai nhi đã hình thành gần như toàn diện. Nếu chẳng may mẹ bị cảm cúm với các biểu hiện thông thường thì không ảnh hưởng gì tới em bé. Duy chỉ có việc bị bệnh làm chị em mệt mỏi, đuối sức.

Trái ngược lại, nếu các dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu bị chuyển biến bất thường thì chị em cần lưu ý. Lúc này bệnh dễ để lại hậu quả như: mẹ bị viêm phổi, sảy thai, sinh non, con sinh ra sức khỏe yếu.

Chăm sóc cho bà bầu bị cảm

Những lưu ý khi chăm sóc bà bầu bị cảm cúm ở cuối thai kỳ 3Khi có dấu hiệu ốm bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa ngay

Ngay từ khi phát hiện ra bệnh, mẹ bầu cần xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa ngay.

Ở thời điểm này, điều quan trọng nhất là chị em cần nghỉ ngơi thật nhiều. Lựa chọn nơi nghỉ có nhiệt độ ổn định, yên tĩnh, không khí thoáng và sạch. Tránh tiếp xúc với người khác, nhất là những người cũng đang bị bệnh. Tạm thời di dời chỗ ở nếu sống ở những nơi đang có ổ dịch. Với trường hợp bị sốt nhẹ (khoảng 37,5 – 38 độ C) thì hãy dùng phương pháp chườm ấm. Không nên tự ý sử dụng thuốc hạ sốt.

Tuyệt đối không dùng các biện pháp xông hơi trị cảm cúm. Bởi vì cách này sẽ làm thân nhiệt của bạn tăng cao. Nếu thân nhiệt của mẹ bầu tăng cao hơn 38 độ C sẽ khiến thai nhi dễ mắc khuyết tật ống thấn kinh.

Lúc này, bà bầu nên bổ sung thêm các loại khoáng chất cần thiết như: kẽm, sắt, vitamin A, C, D, E,… Uồng nhiều nước hơn để thanh lọc cơ thể, loãng dịch nhầy trong khoang mũi và tăng lưu lượng máu đi nuôi thai nhi.

Mỗi ngày nên sức miệng bằng nước muối loãng ít nhất 2 lần vào buổi sáng và tối. Khi bị cảm nên tăng cường súc miệng khoảng 2 tiếng/ lần với nước muối ấm. Chị em nên nghỉ ngơi hoàn toàn, ăn ngủ đầy đủ và đúng giờ. Có thể tập một vài động tác yoga nhẹ nhàng tại nhà để sức khỏe nhanh hồi phục.

Huyền Trang

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *