Lịch tiêm uốn ván khi mang thai cần nắm rõ

Lich Tiem Uon Van Khi Mang Thai Can Nam Ro Oxxzu 1552299317

Lịch tiêm uốn ván khi mang thai cần nắm rõ

Tiêm phòng trước khi mang thai

Lịch tiêm uốn ván khi mang thai cần nắm rõ 1Tiêm phòng là một trong những điều không thể thiếu đối với phụ nữ mang thai

Tiêm phòng là một trong những điều không thể thiếu đối với phụ nữ mang thai. Bởi bạn không thể nào biết trước được bản thân có thể không mắc bệnh trong quá trình mang thai. Cho nên, việc tiêm phòng là không thể thiếu trong mỗi thai kỳ. Bổ sung chế độ chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp nghỉ ngơi thì việc tiêm ngừa đầy đủ tất cả các mũi vaccine, trong đó có uốn ván được khuyến cáo cho phụ nữ trước khi mang thai. Tiêm uốn ván khi mang thai được ví như một lá chắn bảo vệ mẹ và thai nhi trước những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đến tính mạng của hai mẹ con.

Cùng với các vắc-xin sởi, quai bị, rubella, cúm, thủy đậu, viêm gan B thì uốn ván cũng được tiêm để nhằm tránh rủi ro cho thai kỳ. Bởi có thể khi mang thai mẹ không may bị thương, xây xát cơ thể hoặc là sau sinh phòng ngừa virus uốn ván lây sang con, điển hình là bệnh uốn ván rốn.

Ở mẹ bầu thì chúng sản sinh từ sau khi mẹ bầu sinh, từ dây rốn không được vệ sinh sạch. Bình thường chúng thường ủ bệnh từ 10 ngày trong cơ thể. Chính vì thế, việc tiêm uốn ván khi mang thai được các chuyên gia khuyến cáo cần phổ biến rộng rãi và bức thiết ngay từ lúc này.

Ở nước ta,  tiêm uốn ván bà bầu còn khiến nhiều chị em phụ nữ lo ngại việc có thể là vaccine giả hay tiêm uốn ván gây sinh non, nhưng đây đều là những điều khiến mẹ quá lo xa mà thôi.

Theo như nghiên cứu của sở Y tế thì tất cả vaccine uốn ván đã được kiểm tra hoàn toàn không còn vi khuẩn. Mẹ bầu nên đến những bệnh viện lớn, uy tín để tiêm phòng sẽ tốt hơn. Trong các trường hợp mẹ bầu không tiêm vaccine đã có những trẻ vừa mới sinh ra đã nằm trong tình trạng nguy hiểm do trực khuẩn này gây ra, khiến trẻ mắc uốn ván sơ sinh gây nguy hiểm.

Lịch tiêm uốn ván khi mang thai cần nắm rõ 2Mẹ bầu nên đến những bệnh viện lớn, uy tín để tiêm phòng sẽ tốt hơn

Tiêm phòng trong thời gian mang thai

Tiêm uốn ván khi mang thai được các chuyên gia khuyến cáo tiêm ngừa đầy đủ. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng được khuyến cáo tiêm các loại vaccine khác như viêm gan B, cúm (bất hoạt), quai bị, phỏng rạ, thủy đậu, bạch hầu. Nhưng hiện nay đã có loại vắc xin tích hợp 3 loại uốn ván, ho gà, bạch hầu, thai phụ chỉ cần tiêm 1 mũi theo chu trình tiêm là đủ. Trước khi tiến hành tiêm chủng, thai phụ sẽ được bác sĩ khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm để đưa ra các quyết định chính xác.

Tiêm uốn ván khi mang thai là việc làm quan trọng để phòng uốn ván cho mẹ và uốn ván sơ sinh cho con. Nếu mẹ không tiêm vaccine dẫn đến con không may bị uốn ván, nguy cơ tử vong ở trẻ sẽ lên đến 95%, vô cùng nguy hiểm.

Vaccine uốn ván giúp phòng các bệnh nhiễm trùng cho mẹ và bé trong thai kỳ, khi sinh và sau sinh. Nếu bà bầu mang thai lần đầu và chưa được tiêm phòng uốn ván trong vòng 5 năm gần nhất, mẹ cần tiêm 2 mũi vaccine phòng bệnh này. Theo đó mẹ bầu sẽ tiêm mũi đầu tiên trong khoảng 3 tháng giữa của thai kỳ, mũi thứ 2 sẽ được tiêm sau mũi 1 tối thiểu một tháng và nên nhớ là phải tiêm mũi cuối trước ngày dự sinh tối thiểu một tháng.

Để đảm bảo tiêm phòng đầy đủ, bà bầu nên tìm hiểu trung tâm tiêm phòng có nguồn vaccine dồi dào, an toàn và ổn định, nhất là các trung tâm tiêm phòng lớn… Hiện nay, một số trung tâm tiêm chủng có áp dụng gói vaccine dành cho bà bầu và có các nhân viên nhắc nhở lịch tiêm miễn phí , giúp các mẹ tránh được việc bỏ sót các mũi tiêm đã đến lịch tiêm cần thiết khi mang thai.

Lịch tiêm uốn ván khi mang thai các mẹ cần nắm rõ

Lịch tiêm uốn ván khi mang thai cần nắm rõ 3Lịch tiêm uốn ván khi mang thai các mẹ cần nắm rõ

Thông thường thì việc tiêm tiêm uốn ván bà bầu thì thời điểm nào cũng có thể tiêm. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến cáo nên tiêm đúng chu kỳ thai. Bà bầu tiêm phòng uốn ván vào tháng thứ mấy?

Bà bầu hoàn toàn chưa từng được tiêm phòng uốn ván thì hẹn tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày.

Với bà bầu mang thai lần đầu: Mũi 1 tiêm lúc thai đủ 24 tuần. Mũi 2 tiêm sau mũi 1 khoảng cách 1 tháng.

Với bà bầu mang thai lần 2: Trường hợp khoảng cách thai giữa 2 lần mang thai là dưới 5 năm và đã tiêm đủ 2 liều tiêm uốn ván khi mang thai ở lần mang thai trước thì tiêm 1 liều uốn ván khi mang thai đủ 24 tuần.

Trường hợp khoảng cách giữa 2 lần mang thai trên 5 năm hoặc trước đó mới tiêm 1 liều tiêm uốn ván khi mang thai ở lần mang thai trước thì nên tiêm 2 liều như người mang thai lần đầu.

Mẹ bầu nên tìm hiểu kĩ lịch tiêm chủng uốn ván của mình để bảo vệ mình và bé

Sau khi tiêm uốn ván khi mang thai có thể bị đau tay. Đây là tác dụng phụ thông thường có thể gặp phải sau tiêm vắc xin và thường gặp ở liều tiêm thứ 2. Bà bầu không nên lo lắng có thể chườm lạnh để giảm đau.

Ánh Phạm

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *