Bà bầu phải làm gì khi bị cảm cúm giai đoạn cuối thai kỳ
1.Cảm cúm giai đoạn cuối thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Thông thường bà mẹ có những triệu chứng nhẹ thì không ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Tuy nhiên bị cảm cúm khi mang thai khiến cho sản phụ sốt cao 39- 40 độ C kéo dài thì mẹ nên thận trọng bởi các nguy cơ biến chứng nguy hiểm từ nó. Bà mẹ có thể sẩy thai, sinh non hay các tác dụng phụ khi mà sử dụng các thuốc trị cảm cúm.
Cảm cúm giai đoạn cuối thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi
Dù việc sảy thai trong giai đoạn này rất ít khi xảy ra nhưng không phải là không có cho nên mẹ cần phải hết sức thận trọng cho đến khi đứa bé được ra đời.
2. Cách trị cảm cúm cho phụ nữ mang thai
Khi mẹ mới xuất hiện những triệu chứng cảm cúm như nhức đầu, sốt nhẹ cần phải đi khám bác sĩ ngay và họ sẽ đưa ra những lời khuyên tốt nhất trong lúc này cho mẹ.
Sau đó mẹ nên sử những liệu pháp nghỉ ngơi trong môi trường nhiệt độ ổn định, nếu có biểu hiện sốt nhẹ cần chườm mát thay vì sử dụng thuốc hạ sốt vì nó rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi. Bên cạnh đó, bà mẹ nên ăn uống đầy đủ dù muốn hay không, đặc biệt cần bổ sung thêm nhiều rau củ quả và uống nhiều nước.
Bà bầu nên uống nhiều nước và ăn hoa quả
Đồng thời, mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng các biện pháp xông hơi, giải cảm vì nếu sử dụng nhiệt độ cơ thể sẽ ngày càng tăng cao gây ảnh hưởng tới bào thai. Khi nhiệt độ cơ thể mẹ cao lên tới mức trên 38 độ C, thai nhi sẽ có thể mắc phải nguy cơ khuyết tật ống thần kinh. Ngoài ra, áp lực của hơi nóng và sự kín khí khi xông hơi, mẹ có thể bị chóng mặt, ngạt thở, thậm chí hạ huyết áp và việc này làm giảm số lượng máu đang nuôi dưỡng đến thai nhi.
Một số biện pháp giúp bà bầu phòng tránh phòng tránh cảm cúm giai đoạn cuối thai kỳ
– Uống nước tỏi: Mẹ bầu có thể giã nhỏ tỏi rồi hòa chung với nước ấm để uống. Đồng thời, trong suốt quá trình mang thai bà bầu cũng nên ăn tỏi nhiều hơn bình thường, có thể kết hợp tỏi trong các món ăn sẽ giúp bạn phòng tránh cúm.
– Bà bầu nên uống nước gừng, đường đỏ: Khi có biểu hiện cảm lạnh hay vừa đi ngoài trời lạnh trở về, bà bầu nên pha 1 cốc nước gừng đường đỏ ấm và lên giường đi ngủ. Đến sáng hôm sau, mẹ sẽ thấy đỡ hơn rất nhiều.
– Bổ sung kẽm: có nhiều trong hải sản, thịt nạc, hạt hướng dương và các loại đỗ.
– Bổ sung vitamin C: có nhiều trong trái cây, rau xanh,…
– Uống nhiều nước.
– Vệ sinh răng miệng bằng súc miệng nước muối sinh lý mỗi buổi tối và sáng, ngoài ra sáng uống thêm 1 cốc nước lọc.
– Rửa mặt buổi sáng bằng nước lạnh.
– Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh hoặc đến chỗ đông người khi đang vào mùa dịch.
– Không làm việc quá sức, ăn ngủ đủ giấc và có khoa học.
– Luyện tập với những bài tập nhẹ như yoga, thiền… để tăng cường sức khỏe, tinh thần thoải mái…
Bà bầu nên tập luyện nhẹ nhàng rất tốt cho sức khỏe
– Tiêm phòng cảm cúm trước thai kỳ khoảng 3 tháng và hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm nhắc lại ở lần mang thai kế tiếp vì mũi ngừa cúm chỉ có tác dụng trong vòng 1 năm. Đặc biệt trường hợp mẹ đang cho con bú mà bị cảm cúm thì rất có thể cảm cúm lây qua sữa mẹ sáng con.
Bà bầu bị cảm cúm giai đoạn cuối thai kì không nguy hiểm như ba tháng đầu song người mẹ cần có những biện pháp chăm sóc, đề phòng hợp lý. Hi vọng bài viết giúp ích được cho các bà mẹ!
Thanh Hiền
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.