Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?

Tre Dang Uong Khang Sinh Co Tiem Phong Duoc Khong Xbsum 1595336479

Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?

Tâm lý lo lắng này của cha mẹ là hoàn toàn hợp lý vì không biết được việc trẻ đang uống kháng sinh thì có ảnh hưởng gì tới tác dụng của tiêm phòng không.

Thuốc kháng sinh là gì?

Kháng sinh là thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn. Các loại kháng sinh khác nhau thì khả năng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn là không giống nhau. Vì thế, việc sử dụng kháng sinh cần phải theo chỉ định của Bác sĩ.

Đối với trẻ nhỏ, do hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể chưa hoàn thiện nên dễ mắc các bệnh do vi khuẩn và virus gây ra. Trong đó, các chứng bệnh như cảm cúm, chảy nước mũi, đau họng, ho, viêm xoang, viêm phế quản… thông thường là do virus xâm nhập gây bệnh, cha mẹ dễ nhầm tưởng là trẻ nhiễm khuẩn và tự ý có trẻ uống kháng sinh. Điều này không những không có hiệu quả điều trị mà trẻ có thể chịu tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, tăng nguy cơ đề kháng thuốc.

Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không? 1Kháng sinh là thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh lý

Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?

Thực tế, có không ít trường hợp trẻ đang sử dụng kháng sinh nhưng lại đến lịch tiêm chủng vì trẻ nhỏ trong độ tuổi này rất thường hay gặp các triệu chứng như ho sốt, tiêu chảy,… Do đó, cha mẹ đều lo lắng trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không, thì về nguyên tắc thì ngoài một số trường hợp ngoại lệ thì không có chống chỉ định tiêm phòng cho trẻ đang uống kháng sinh.

Dùng kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với vắc-xin sống giảm độc lực (ngoại trừ vắc-xin thương hàn uống) và vắc-xin bất hoạt. Những trẻ này cần được khám sàng lọc trước tiêm chủng nhằm xác định kỹ càng hơn tình trạng sức khỏe bởi bác sĩ chuyên khoa.

Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không? 2Một số trường hợp dùng kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với vắc-xin.

Cần phân biệt các trường hợp sốt do bệnh và sốt mọc răng ở trẻ, bởi vì các trường hợp sốt, tiêu chảy đang dùng kháng sinh có thể sẽ phải hoãn tiêm để chờ cho bình phục sức khỏe, còn nếu bé sốt mọc răng thì vẫn có thể tiêm bình thường. Trường hợp ho, sổ mũi cần chỉ định tiêm chủng hay hoãn tùy vào từng trường hợp cụ thể. 

Vậy, trẻ có tiêm phòng được không nếu đang uống kháng sinh thì Không nên tiêm vắc-xin cúm sống giảm độc lực trong vòng 48 giờ sử dụng thuốc kháng virus mặc dù thuốc kháng virus không ảnh hưởng đến vắc-xin cúm bất hoạt.

Vắc-xin sống zoster hoặc vắc-xin thủy đậu có thể bị giảm hiệu quả bởi thuốc kháng virus herpes. Vì vậy trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không thì phải dừng sử dụng thuốc này ít nhất 24 giờ trước khi tiêm vắc-xin sống zoster hoặc thủy đậu.

Không có bằng chứng về ảnh hưởng của thuốc kháng virus đối với vắc-xin Rotavirus và vắc-xin MMR (sởi, quai bị, rubella).

Các chống chỉ định tiêm chủng ở trẻ em

Tuy rằng việc tiêm chủng là cần thiết ở mỗi trẻ nhưng trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không thì trong một số trường hợp trẻ không nên tiêm chủng bởi có thể gây ra một số phản ứng vắc-xin không đáng có.

Một số chống chỉ định tuyệt đối việc tiêm chủng đối với trẻ em như sau:

  • Tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc-xin lần đầu (cùng loại vắc-xin) hoặc sốt cao trên 39°C kèm co giật, triệu chứng của thần kinh (dấu hiệu não, màng não), khó thở, tím tái.
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch gặp trong suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc nhiễm HIV sẽ chống chỉ định tiêm chủng các vắc-xin sống giảm độc lực.
  • Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không thì phải tuân theo các chống chỉ định theo yêu cầu của nhà sản xuất vắc-xin.

Ngoài ra, các trường hợp phải hoãn tiêm chủng ở trẻ em như sau:

  • Tình trạng trẻ suy các chức năng như hô hấp, tuần hoàn, suy tim, suy thận, hôn mê.
  • Trẻ mắc bệnh nhiễm trùng hoặc ác bệnh cấp tính.
  • Trẻ sốt trên 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5°C.
  • Trẻ vừa sử dụng các sản phẩm globulin miễn dịch trong 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B).
  • Trẻ mới kết thúc điều trị corticoid liều cao, hóa trị hoặc xạ trị trong 14 ngày.
  • Trẻ nặng dưới 2000g.
  • Trẻ có tiền sử phản ứng với các lần tiêm trước của cùng loại vắc-xin.
  • Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc các bệnh bẩm sinh khác ở các cơ quan như phổi, ống tiêu hóa, tiết niệu, máu hoặc ung thư chưa ổn định.
Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không? 3Một số trường hợp bệnh nặng ở trẻ phải trì hoãn tiêm vắc-xin để không ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.

Một số lưu ý khi cho trẻ đi tiêm phòng

Để đảm bảo sức khỏe của trẻ, trước khi tiêm chủng, phụ huynh cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để thông báo cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước tiêm. Các vấn đề như chưa đủ cân nặng, nếu có biểu hiện bệnh lý hoặc có triệu chứng sốt thì phải trì hoãn lịch tiêm cho đến khi trẻ đạt trạng thái tốt hơn. Các điều kiện của trẻ được xác định trong lần khám sàng lọc gồm có:

  • Cân nặng: Trẻ đã đủ 2,5 kg chưa (trẻ sơ sinh)?
  • Tình trạng bú, ăn ngủ và chơi như thế nào?
  • Có triệu chứng sốt hay đang mắc bệnh gì không?
  • Có đang sử dụng thuốc hoặc phương pháp điều trị nào không?
  • Có tiền sử dị ứng với thức ăn hoặc thuốc không?
  • Có tiền sử phản ứng nặng với vắc-xin trong các lần tiêm trước không?

Nhìn chung trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không thì việc quan trọng là phải cho con khám sàng lọc trước tiêm và cha mẹ cần tìm hiểu kỹ bệnh viện, đơn vị tiêm chủng, đồng thời xem xét đến đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhi trong quá trình khám sàng lọc trước tiêm.

Thanh Hoa

Nguồn Tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *