Tranh cãi: Phấn rôm có gây ung thư?

Tranh Cai Phan Rom Co Gay Ung Thu Fhrkb 1562595445

Tranh cãi: Phấn rôm có gây ung thư?

Để biết vì sao có tranh cãi “Phấn rôm có gây ung thư?” chúng ta cùng tìm hiểu về phấn rôm trước nhé!

1. Tìm hiểu “tất tần tật” về phấn rôm

Phấn rôm là gì? Trước khi bàn luận rằng phấn rôm có gây ung thư không thì chúng ta cùng tìm hiểu về thành phần và công dụng nhé:

Thành phần chính trong phấn rôm là gì?

Phấn rôm là loại bột màu trắng có nhiều công thức hóa học khác nhau, nhưng thành phần chính là bột talc. Đây là một khoáng chất, có thành phần cấu tạo chủ yếu là silicate magnesium ngậm nước, điều chế thành dạng bột phấn.

Bột này vẫn được sử dụng trong công nghiệp để làm thức ăn cho vật nuôi, dây cáp, gạch men, mỹ phẩm và một số loại thuốc viên không gây phản ứng phụ hay ngộ độc. 

Tranh cãi: Phấn rôm có gây ung thư?1Phấn rôm là mỹ phẩm được sản xuất từ một khoáng chất rất mềm là bột talc nghiền mịn.

Phấn rôm có nhiều công thức hóa học pha chế khác nhau tùy nơi sản xuất, nhưng thành phần chính là bột talc, muối canxi, muối kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm. Bột talc có khả năng hút ẩm nên được dùng để thoa vào các vùng da có nếp gấp như cổ, bẹn, nách, cho bé tránh bị hăm, ẩm ướt hay nhiều chị em dùng làm phấn kiềm dầu trong trang điểm.

Công dụng nổi bật nhất của phấn rôm

  • Phấn rôm được dùng trong ngăn ngừa và điều trị rôm sảy, làm lành vết thương do côn trùng gây ra nhờ thành phần muối canxi và muối kẽm. Thành phần này cũng giúp da bé trở nên mềm mịn và bớt đỏ.
  • Chống hăm: bạn biết đấy, các bà mẹ thường dùng phấn rôm để bôi vào những vùng như cổ, nách, bẹn, khuỷa chân của bé để không bị hăm.

2. Tranh cãi: Phấn rôm có gây ung thư?

Năm 2017, tòa án Mỹ phán quyết tập đoàn Johnson & Johnson phải bồi thường 417 triệu USD cho bà Eva Echeverria 63 tuổi ở Los Angeles. Bà này trước đó tố cáo sản phẩm phấn rôm trẻ em của hãng khiến bà bị ung thư buồng trứng. Như nhiều phụ nữ khác, bà Echeverria dùng phấn rôm trẻ em để làm giảm nứt nẻ vùng da đùi và vùng kín suốt hàng chục năm.

Tranh cãi: Phấn rôm có gây ung thư? 2Năm 2017, Johnson &Johnson bị kiện vì nghi ngờ thành phần phấn rôm gây ung thư

Điều tra của Reuters cho thấy Johnson & Johnson biết phấn rôm trẻ em do hãng sản xuất có thể chứa amiăng gây ung thư nhưng che giấu.

Vụ kiện này làm dấy lên một câu hỏi quan trọng: bột talc (tan-cơ) có thực sự gây ung thư hay không? Theo nhiều chuyên gia y tế tại Anh Quốc được tờ Telegraph lấy ý kiến, câu trả lời là chưa rõ ràng.

Nhiều loại talc khác nhau

Các cuộc tranh cãi về mối liên hệ giữa bột talc và các loại bệnh ung thư là đặc biệt phức tạp, bởi trong nhiều thập kỷ qua con người đã sử dụng ít nhất là 2 loại bột talc khác nhau.

Khi lần đầu xuất hiện, bột talc bao gồm một loại khoáng sản chứa ma-giê, silicon và oxy. Loại talc ban đầu này đã được phát hiện ra là có chứa mi-ăng, một hợp chất được xác dịnh là có thể gây ra ung thư trong và quanh phổi khi hít phải.

Khi phát hiện này được đưa ra vào thập niên 1970, gần như tất cả các nhà sản xuất đều ngừng sử dụng talc. Thay vào đó, họ chuyển sang 2 loại chất mới: bột ngô, một loại chất được sử dụng phổ biến và hoàn toàn vô hại và talc không chứa mi-ăng. Vậy liệu mi-ăng có tồn tại trong phấn rôm có gây ung thư không?

Như được thông báo, Bột talc đã khử mi-ăng cũng là loại bột được sử dụng trong sản phẩm Baby Powder của J&J cũng như trong nhiều loại sản phẩm có chứa talc được sản xuất tại các quốc gia khác. Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ FDA cũng đã ra lệnh cấm các loại talc có chứa mi-ăng trong mỹ phẩm.

Lo ngại talc gây ung thư là “giả khoa học”

Với tranh cãi phấn rôm có gây ung thư thì đáp lại Reuters, Johnson & Johnson khẳng định sản phẩm của họ không hề nguy hiểm. Một luật sư đại diện tập đoàn nhận xét kết quả điều tra chính là “sai lệch và gây hiểu lầm”. Trên trang web, Johnson & Johnson đăng tải bài viết “Năm sự thật cần biết về độ an toàn của talc”, trong đó nhấn mạnh Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) từng chứng nhận phấn rôm trẻ em an toàn.

Talc là khoáng chất được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp mỹ phẩm để tăng khả năng hấp thụ ẩm, giảm ma sát, ngăn hiện tượng đóng thành bánh của sản phẩm. Ở dạng tự nhiên, talc đôi khi chứa amiăng, loại chất gây ung thư trong và xung quanh vùng phổi nếu hít vào. Tại Mỹ, tất cả sản phẩm chứa talc đã không còn amiăng từ những năm 1970. Như vậy nghi vấn phấn rôm có gây ung thư thực sự chưa có căn cứ nghiên cứu nào cả.

Trên thực tế, mối liên hệ giữa ung thư buồng trứng và talc còn chưa rõ ràng. Theo FDA, tài liệu từ những năm 1960 chỉ ra mối liên hệ tiềm năng giữa bột talc và ung thư buồng trứng song còn “rất mơ hồ”. Một vài nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư vùng sinh dục tăng nhẹ ở phụ nữ sử dụng bột talc, số khác lại khẳng định mối nguy này không tồn tại.

Đặc biệt, các công trình kết luận bột talc đẩy cao nguy cơ ung thư hầu như chỉ dựa vào trí nhớ của tình nguyện viên về thói quen sử dụng sản phẩm chứa talc nên gây tranh cãi về độ tin cậy. Do vậy, phấn rôm có gây ung thư được không thì chúng ta vẫn chưa thể khẳng định hoàn toàn.

Ung thư buồng trứng: Một căn bệnh vẫn là bí ẩn

Như vậy chưa thể vội kết luận phấn rôm có gây ung thư không? Theo các bác sĩ chuyên khoa và các nhà khoa học chưa thể nào xác nhận mối liên hệ giữa bột talc và bệnh ung thư buồng trứng. Trừ khi nghiên cứu tất cả các bệnh nhân mắc bệnh này tại nước Anh, và các nhà nghiên cứu cần kiểm tra xem người bệnh đã từng sử dụng bột talc trong quá khứ hay chưa.

Các bác sĩ chuyên khoa cũng đưa ra kết luận tương tự, rằng mọi người đang quá vội vã khi nghĩ mối liên hệ có tồn tại trong khi những hiểu biết về ung thư buồng trứng vẫn là quá hạn chế. Đây là căn bệnh khá bí ẩn gây ra số ca tử vong liên quan tới ung thư (theo một thống kê là đứng thứ 5 của nữ giới), nhưng không ai biết nguyên nhân chính xác và cũng không có công cụ phát hiện nào cả.

Tranh cãi: Phấn rôm có gây ung thư? 3Liệu rằng phấn rôm có gây ung thư không  vẫn chưa có nghiên cứu nào xác thực điều này

Bởi vậy, nghi vấn tác hại phấn rôm có gây ung thư vẫn đang là vấn đề tranh cãi và nhận về nhiều phản ứng trái chiều từ nhiều nơi. Để phòng bệnh ung thư, bạn hãy điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống, chú ý tìm hiểu kĩ nhãn mác sản phẩm bạn dùng. Đặc biệt nên đi kiểm tra sức khỏe định kì để có phát hiện sớm nhất về tình trạng bệnh lý của mình nhé. 

Như vậy, hiện tại “Phấn rôm có gây ung thư? vẫn là một dấu hỏi lớn chưa có nghiên cứu chính xác chứng minh điều này và chúng ta không thể phủ nhận những công dụng tuyệt vời của phấn rôm. Cách tốt nhất là bạn hãy tự bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách mua sản phẩm phấn rôm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và sử dụng chúng đúng cách nhé!

Thanh Hoa

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *