Tìm hiểu kiến thức về bệnh bại não bẩm sinh

Tim Hieu Kien Thuc Ve Benh Bai Nao Bam Sinh Zsdkc 1568619756

Tìm hiểu kiến thức về bệnh bại não bẩm sinh

Bại não là tình trạng não đang bị tổn thương. Tổn thương này không thể phục hồi, chữa trị.

Bệnh bại não bẩm sinh là gì?

Bại não bẩm sinh là tình trạng cơ thể trẻ khi sinh ra đã không thể tự kiểm soát, chủ động các chi do một phần não điều khiển bị tổn thương. Cơ thể trẻ xảy ra co cứng các khớp, liệt một số bộ phận ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và dường như phải phụ thuộc. Ngoài ra, trẻ bại não không thể giao tiếp một cách mạch lạc, thường chỉ ú ớ, hệ thần kinh yếu, khả năng tiếp thu chậm, giảm thị lực, thính giác và tiêu tiểu không kiểm soát.

Tìm hiểu kiến thức về bệnh bại não bẩm sinh 1Bại não bẩm sinh là tình trạng cơ thể trẻ khi sinh ra đã không thể tự kiểm soát

Triệu chứng của trẻ bị bại não bẩm sinh

Rối loạn vận động

Biểu hiện các triệu chứng như: sau ba tháng đầu đời nhưng vẫn chưa biết ngẩng đầu, chậm lật và không thể ngồi vững. Cơ thể trẻ mắc bệnh thường rất mềm, co giật và sùi bọt mép và ít vận động tự phát. Ngay cả khi vận động, hai chi không thể di chuyển nhịp nhàng, đa phần là di chuyển lệch.

Rối loạn sinh lý

Triệu chứng rối loạn này thường là trẻ sau sinh không thể bú được hoặc bú rất khó khăn và thường mệt lả người sau khi bú. Khả năng nuốt cũng hạn chế, thường bị sặc sữa hoặc trớ. Thời gian ngủ của trẻ cũng diễn ra thất thường, lúc ngủ rất dài nhưng đôi khi không ngủ. Ngoài ra bạn cũng có thể nhận thấy cân nặng của trẻ không tăng nhanh, đều như các em bé thông thường khác.

Rối loạn ngôn ngữ

Đa số trẻ mắc bệnh bại não bẩm sinh sẽ bị hạn chế về khả năng ngôn ngữ. Biểu hiện điển hình là việc phát âm không chuẩn, hay ú ớ, khó biểu đạt ý muốn. Trẻ bại não ở thể loạn động là đối tượng thường gặp rối loạn ngôn ngữ.

Rối loạn trí tuệ

Đây là triệu chứng dễ bắt gặp ở trẻ bị bại não, việc chậm phát triển tâm thần khiến trẻ không thể kiểm soát, xử lý sự việc diễn ra, không thể tiếp thu kiến thức, trí thông minh, trí nhớ kém và mất khả năng học tập.

Rối loạn thị giác

Biểu hiện dễ nhận thấy là mắt trẻ bị lác, cận thị hoặc nhược thị và chỉ ở một bên mắt. Một số ít trẻ mắc bệnh bị rung hay giật nhãn cầu, phối hợp mắt và tay kém, trường hợp nặng là mù mắt. Đối với bệnh nhân bị liệt nửa người, thì đa phần thị giác bên phía bị liệt sẽ dần mất. 

Rối loạn tinh thần

Trẻ sẽ không nhìn thẳng ba mẹ, co giật hay động kinh. Các biểu cảm dường như không có, rất dễ giật mình, co rúm người. Đặc biệt, trẻ rất dễ bị cáu bẳn và la hét một cách thường xuyên.

Tìm hiểu kiến thức về bệnh bại não bẩm sinh 2Trẻ sẽ không nhìn thẳng ba mẹ, co giật hay động kinh

Rối loạn thính giác

Tình trạng này thường gặp ở trẻ bại não bẩm sinh do tăng lượng bilirubin trong máu, khả năng nghe bị giảm dần và cho đến khi điếc hoàn toàn. Để can thiệp kịp thời, khi thấy trẻ không phản ứng khi được gọi, mất khả năng nghe âm tầng cao, hãy đưa trẻ đi đo điện thính giác thân não để xác định tình trạng bệnh.

Cách điều trị bệnh bại não bẩm sinh như thế nào?

Bại não bẩm sinh là căn bệnh không thể chữa trong thời gian ngắn và với liệu pháp riêng rẽ mà cần phối hợp giữa gia đình và bệnh viện, kết hợp nhiều phương pháp với nhau, đào tạo kỹ năng cho trẻ để tái hòa nhập với cộng đồng khi trưởng thành.

Phục hồi chức năng vận động

Dành cho trẻ khiếm khuyết về vận động mà không sử dụng thuốc, nhưng cần nhiều thời gian, kiên trì của cả trẻ và gia đình. Bệnh nhân sẽ tham gia các bài tập về cơ, ngồi, nằm, đi đúng tư thế, phối hợp tay, chân nhịp nhàng, tăng độ nhạy thính giác và thị giác. 

Trị liệu ngôn ngữ

Việc điều trị này đầu tiên cần dạy trẻ cách tập trung với người được giao tiếp, tiếp đến trẻ sẽ phải bắt chước theo lời hướng dẫn chậm, lặp lại để trẻ hiểu và diễn đạt. Cần ghi nhớ khi trị liệu cần phải đặt trẻ ngồi ngang tầm mắt với người giao tiếp. Nên dùng ngôn ngữ đơn giản, nói chậm và to. Đặc biệt, cần sự giao tiếp thường xuyên với trẻ được kỹ năng được nâng lên và phát triển trí não..

Điều hoà cảm giác

Đầu tiên, người huấn luyện sẽ vận động thụ động cho trẻ tư thế đúng khi nằm, ngồi, kích thích vận động như lẫy, ngồi, quỳ, bò, đi và đứng. Sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để kích thích thần kinh cảm giác của trẻ. Kết hợp với đào tạo kỹ năng tự chăm sóc để trẻ phát triển tư duy, giảm sự mất tự chủ trong cảm giác và hành động.

Tìm hiểu kiến thức về bệnh bại não bẩm sinh 3Người huấn luyện sẽ vận động thụ động cho trẻ tư thế đúng khi nằm, ngồi,…

Cấy ghép tế bào gốc

Quy trình cấy ghép tế bào gốc điều trị bại não bẩm sinh được thực hiện qua 5 bước cụ thể như sau:

  • B1: Sau khi đã xác định trẻ đủ điều kiện thực hiện cấy ghép, bé sẽ được nhập viện và tiến hành gây mê để lấy tủy xương ở các vị trí gai chậu trước trên bên phải và bên trái
  • B2: Tủy xương thu thập được tách tế bào gốc, kiểm định đánh giá chất lượng tế bào gốc thu hoạch
  • B3: Tiến hành gây mê và truyền tế bào gốc cho bệnh nhân qua đường tủy sống, mỗi ca ghép tế bào gốc thường ghép từ 2 – 4 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 6 tháng.
  • B4: Tiến hành phân lập và ghép 95% số lượng tế bào gốc, 5% còn lại được nuôi cấy và lưu trữ cho các lần ghép tiếp theo, mỗi liệu trình ghép có thể cách nhau từ 3-6 tháng.
  • B5: Sau khi hoàn tất quá trình ghép bé có thể xuất viện và theo dõi tiếp tại nhà.

Ánh Phạm

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *