Sữa mẹ có vị gì: Mặn hay ngọt?
Sữa mẹ mang đến nguồn dưỡng chất dồi dào cho trẻ sơ sinh. Vậy sữa mẹ có vị gì và làm sao để biết đâu là vị nguyên bản của sữa mẹ?
Sữa mẹ có vị gì?
Sữa mẹ thường có mùi thơm đặc trưng và có vị nhạt, không quá mặn hay quá ngọt. Sữa non ban đầu thường khá đặc nhưng sẽ bắt đầu loãng dần về giai đoạn sau. Sữa mẹ không giống với sữa bò hay sữa dê, vì vậy không thể đánh giá sữa mẹ có bình thường hay không chỉ qua việc so sánh với các loại sữa công thức đang được bán trên thị trường.
Sữa mẹ có vị gì phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn và lối sống của người mẹ. Trong thời gian cho con bú, sữa có thể chuyển sang quá ngọt hoặc quá mặn tùy theo cách mà mẹ ăn uống hàng ngày. Bên cạnh đó, sữa mẹ nếu được vắt ra và được lưu trữ thì sẽ bị biến mùi, biến vị, đôi khi có mùi tanh, vị chua hoặc nồng chứ không giống với vị khi cho bé bú trực tiếp.
Sữa mẹ được vắt ra không có mùi vị nguyên bản
Những yếu tố ảnh hưởng đến mùi vị của sữa
Sữa mẹ có vị gì phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của bà mẹ và thành phần dinh dưỡng hàng ngày. Tùy theo số lượng và chủng loại thức ăn bà mẹ hấp thụ, sữa sẽ có màu, mùi và vĩ rất khác nhau. Những món ăn, thực phẩm sau đây có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị của sữa mẹ:
- Các loại thực phẩm đóng hộp, đồ chế biến sẵn: Chứa một lượng natri rất cao trong thành phần, do đó chúng khiến cho sữa mẹ có vị quá mặn.
- Các gia vị có vị nồng: Ớt, tiêu, tỏi và những loại gia vị khác cũng sẽ có khả năng biến đổi mùi vị nguyên bản của sữa mẹ, khiến sữa có mùi hôi nồng đặc trưng của gia vị đó.
- Các loại trái cây và ngũ cốc: Cung cấp đường, carb và nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Bà mẹ ăn các nhóm thực phẩm này sẽ có sữa có vị ngọt, ngon và béo hơn bình thường.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa
Ngoài chế độ ăn, cơ địa cũng là một yếu tố quan trọng quyết định sữa mẹ có vị gì. Lấy ví dụ, nếu bà mẹ ăn uống đủ chất và có tỷ lệ chất đường bột trong bữa ăn cao thì hàm lượng lactose trong máu tăng liên giúp sữa có vị ngọt. Một ví dụ khác là khi cơ thể bà mẹ chứa nhiều enzyme tiêu hóa lipase thì sữa được vắt ra ngoài sẽ có mùi và vị giống như xà phòng.
Vậy màu sữa mẹ như thế nào là tốt? Thường thì sữa mẹ có màu trắng đục hoặc màu hơi ngả vàng. Tuy nhiên, điều này cũng không phải là tiêu chuẩn vì sữa mẹ thay đổi theo thời gian và từng giai đoạn. Sữa non có màu vàng nhạt hoặc cam, sữa chuyển tiếp có màu chuyển sang trắng và sữa trưởng thành có màu trắng trong hay thậm chí là xanh nhạt. Sữa trưởng thành trong những lần bú sau sẽ tiếp tục chuyển màu thành vàng đục hoặc trắng.
Sữa mẹ có vị ngọt có nên cho bé bú hay không?
Sữa mẹ có thành phần khoảng 7% lactose sẽ có vị ngọt. Loại sữa này tốt cho bé vì lactose là carbohydrate quan trọng giúp hỗ trợ cơ thể bé hấp thụ canxi và phốt pho tối ưu, giúp khung xương của bé trở nên cứng cáp và phát triển nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, lactose cung cấp năng lượng để cơ thể bé hoạt động bình thường, tổng hợp các enzyme quan trọng và tăng cường hệ miễn dịch của bé.
Sữa mẹ có vị ngọt mát tốt cho sự phát triển của bé
Tuy nhiên, nếu sữa mẹ quá ngọt thì bạn cần lưu ý để tránh tình trạng bé bị quá tải lactose. Hiện tượng này thường xuất hiện ở trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi với những triệu chứng như bé quấy khóc, khó chịu, xì hơi quá mức, hăm tã kéo dài, phân lỏng xanh, có mùi chua… Bé bị khó chịu do đầy hơi, ăn quá no nhưng cân nặng vẫn tăng đều.
Nếu có những biểu hiện trên thì mẹ nên điều tiết lại việc cho con bú. Nên cho bé bú vừa phải chứ đừng cho bú quá no. Bên cạnh đó, đừng nên cho bé cầm bình sữa để bú vì theo phản ứng tự nhiên thì bé sẽ nuốt sữa không dừng lại được và gây hiện tượng đầy hơi, quá no.
Sữa mẹ có vị mặn có nên cho bé bú hay không?
Sữa mẹ mà có vị mặn là do trong thức ăn của mẹ có nhiều natri. Lúc này thì bạn cần lưu ý vì sữa có vị mặn thì không mấy dễ chịu và khiến bé co thể sẽ chê sữa. Và từ đó, bé sẽ không được bú đủ, bị đói, quấy khóc, thiếu chất dinh dưỡng và chậm lớn.
Sữa quá mặn không hợp khẩu vị khiến bé quấy khóc
Bà mẹ nên đừng nên tìm cách cai sữa cho bé mà cần lưu ý điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của mình, không ăn các loại gia vị quá nồng như ớt, tiêu hay đồ ăn chế biến sẵn có vị quá mặn như thịt xông khói, thịt nguội, pizza, snack, xúc xích… Bên cạnh đó là việc bổ sung chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu qua những thực phẩm như trái cây, rau củ, thịt, cá, trứng….
Xoay quanh sữa mẹ có vị gì thì tốt nhất là nên có vị ngọt, hơi béo, mùi thơm, không tanh và có màu trắng hoặc vàng. Tuy nhiên, dù có mùi vị hay màu sắc như thế nào, sữa mẹ vẫn luôn là thực phẩm tốt nhất dành cho bé vào những năm tháng đầu đời nên cần nuôi con bằng sữa mẹ, nhất là đối với những bé dưới 6 tháng tuổi.
Uyên
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.