Sữa mẹ bị vón cục: Nguyên nhân do đâu?
Sữa mẹ bị vón cục xuất hiện ở nhiều mẹ sau khi sinh con. Nếu để lâu không điều trị thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ lẫn bé yêu.
Nguyên nhân sữa mẹ bị vón cục gây đau nhức ngực là gì?
Nguyên nhân sữa mẹ bị vón cục
Tắc tia sữa là nguyên nhân chính dẫn đến sữa mẹ bị vón cục. Đó là khi ống dẫn sữa bị tắc thì sữa không thể thoát ra ngoài và dần đông đặc thành những viên rắn trong bầu ngực.
Sau khi sinh em bé, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một lượng sữa lớn khiến bầu ngực căng lên gây cảm giác tức ngực. Đây là hiện tượng bình thường mà bà mẹ nào cũng gặp phải trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Tuy nhiên, nếu lượng sữa tiết ra quá nhiều và không thể thoát ra ngoài thì bầu ngực sẽ trở nên cứng bất thường, đầu vú sưng đỏ và bà mẹ cảm thấy đau khi cho bé bú. Đầu vú bị tắc nghẽn dẫn đến lượng sữa tiết ra ít nên bé bú không no và hay quấy khóc. Cơn khát sữa của bé nếu lâu ngày không được thỏa mãn thì sẽ khiến bé mất hứng thú với việc bú mẹ. Có thể bé cần chuyển sang bú bình nhưng nếu vẫn không thể đáp ứng thì sẽ dẫn đến chán ăn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của bé.
Sữa bị tắc nghẽn tiết ra không đủ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé
Nếu để tình trạng tắc tia sữa kéo dài thì bà mẹ sẽ bị:
- Bầu ngực phình to và căng tức nhiều hơn. Khi xoa vào bầu ngực, có thể nhận thấy vị trí của những cục sữa.
- Cơ thể cảm thấy nặng nề, khó chịu.
- Bị sốt nhiều cơn.
Nếu bị tắc tia sữa vón cục thì trong giai đoạn đầu tình trạng này chỉ khiến cho bầu ngực căng tức khó chịu. Tuy nhiên, nếu để lâu thì sẽ biến chuyển nặng hơn và dẫn đến những tình trạng như:
- Áp xe ngực.
- Ống dẫn sữa bị chặn sẽ dẫn đến nhiễm trùng gây viêm tuyến vú.
- Khí sữa xâm nhập vào hệ tuần hoàn dẫn và hệ miễn dịch sẽ phản ứng với điều này. Kết quả là có thể dẫn đến những cơn sốt từ sốt nhẹ đến sốt cao..
- Cơn đau ngực lan rộng ra xung quanh cả vùng ngực và đến cánh tay.
Những mẹ nào dễ bị tắc tia sữa
Hiện tượng sữa mẹ bị vón cục do tắc tia sữa có thể xảy đến với bất cứ ai. Tuy nhiên, một số mẹ sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh này như:
- Bà mẹ sinh con đầu chưa có kinh nghiệm nên dễ bị tắc sữa sau khi sinh.
- Bà mẹ có dấu hiệu tắc tia sữa nhưng không chữa trị để ngực ngày càng căng tức và sữa bị tắc thành cục.
- Nếu sinh mổ, các cơ và mô tuyến vú không được giãn ra nhờ quá trình chuyển dạ. Do đó, những mẹ sinh mổ có nguy cơ bị tắc sữa hơn mẹ sinh thường.
- Do đứa bé lười bú nên sữa không tiết ra hết. Lâu dần tích tụ và đông đặc gây tắc đường sữa.
- Cho con bú muộn sau khi sinh khiến sữa non đông lại gây tắc tia sữa.
- Không biết cách vệ sinh khiến sữa còn sót lại đóng cục ở đầu ti cản trở không cho sữa bên trong thoát ra ngoài.
- Mẹ sau khi sinh bị nhiễm lạnh khiến ống dẫn sữa bị co lại và không thể thoát sữa ra ngoài.
Mẹ sinh con đầu thường dễ bị tắc tia sữa
Cách chữa tắc tia sữa vón cục hiệu quả
Nếu bị tắc sữa giai đoạn đầu thì mẹ có thể thực hiện những phương pháp sau để khắc phục ngay tại nhà:
- Cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt. Việc này vừa đảm bảo dinh dưỡng cho bé vừa giúp sữa lưu thông dễ dàng hơn.
- Xoa bóp ngực: Mẹ có thể dùng hai ngón tay để xoa bầu ngực theo hình tròn để đánh tan các cục sữa bị vón lại bên trong. Khi xoa, các cục sữa có thể làm mẹ đau đớn, do đó nên xoa nhẹ nhàng để làm tan sữa và không gây tổn thương thêm cho bầu ngực.
- Chườm nóng: Chuẩn bị một chai nước ấm để lăn nhẹ nhàng trên bầu ngực bị tắc tia sữa. Hoặc có thể dùng một viên xôi nếp còn ấm bọc trong vải mỏng để chườm lên ngực. Không nên chườm với nhiệt độ cao vì da ngực khá mỏng và dễ bị bỏng rát.
- Uống trà bồ công anh trị tắc tia sữa: Dùng bồ công anh khô để làm nước trà uống mỗi ngày. Nếu là bồ công anh tươi thì dùng chày giã nhỏ vắt lấy nước uống còn bã thì đắp lên bầu ngực nhưng tránh đầu vú (vì có thể gây tắc sữa), để qua đêm và sáng hôm sau rửa lại bằng nước sạch.
- Tích cực cho bé bú trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
- Vệ sinh đầu ti sạch sẽ trước và sau khi cho bé bú. Ngoài ra, một mẹo để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám đầu ti là nặn một ít sữa cho lên đầu ti bị tắc.
- Uống thuốc thông tuyến sữa: Mẹ đến khám bác sĩ thì sẽ được kê đơn thuốc để thông tuyến sữa bị nghẹt.
- Xoa bóp ngực để làm tan cục sữa và giảm đau bầu ngực.
Nếu thử các cách trên mà không có hiệu quả thì tốt nhất mẹ hãy đến bác sĩ khám để được chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp.
Tắc tia sữa dẫn đến sữa mẹ bị vón cục là hiện tượng nhiều người gặp phải hơn bạn nghĩ. Tình trạng này gây nên những cơn đau nhức bầu ngực. Nếu để lâu không điều trị thì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Uyên
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.