Quy trình cấy ghép tế bào gốc chữa bại não

Quy Trinh Cay Ghep Te Bao Goc Chua Bai Nao Bczoo 1568260273

Quy trình cấy ghép tế bào gốc chữa bại não

Gần đây, sự xuất hiện của cấy ghép tế bào gốc cho trẻ bại não đã gieo mầm hy vọng cho những bệnh nhân mắc căn bệnh mạn tính này.

1. Cấy ghép tế bào gốc chữa bại não

Cấy tế bào gốc cho trẻ bại não như thế nào? Liệu pháp cấy ghép tế bào gốc chữa bại não là phương pháp còn rất mới trên thế giới. Tế bào gốc được tách chiết từ tủy xương trong môi trường vô trùng tuyệt đối và truyền vào cơ thể bệnh nhân qua đường cột sống lưng, ngang mức L4-5. Tế bào gốc sẽ theo tuần hoàn của dịch não tủy đi lên não bộ. 

Tại đây, tế bào gốc giúp tăng sinh mạch máu, hình thành các chất có chức năng kháng viêm, đồng thời kích thích những tế bào gốc thần kinh tại khu vực biệt hóa, tăng sinh. Tế bào gốc được cấy ghép vào cơ thể còn có tác dụng dẫn truyền thần kinh tốt hơn. Từ đó, đem lại hiệu quả phục hồi vùng não bị tổn thương.

Tùy thuộc vào thể bại não dù là bại não thể co cứng hay múa vờn, 70 – 80% bệnh nhân sau ghép đã cải thiện về chức năng vận động, giảm đáng kể trương lực cơ, tăng cường sức mạnh cơ bắp, có sự phối hợp tốt hơn trong sinh hoạt, tăng cảm giác ngon miệng và tăng cân, cải thiện kỹ năng tập trung, ghi nhớ tốt hơn.

trẻ bị bại nãoSự xuất hiện của cấy ghép tế bào gốc cho trẻ bại não đã gieo mầm hy vọng cho những bệnh nhân mắc căn bệnh mạn tính này

2. Quy trình cấy ghép tế bào gốc chữa bại não

2.1 Chỉ định

Cấy ghép tế bào gốc chữa bại não được chỉ định cho các bệnh nhân thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:

  • Các bệnh nhân được chẩn đoán xác định là bại não do các nguyên nhân mắc phải
  • Theo phân loại GMFCS mức độ nặng từ mức II đến mức V
  • Trên phim chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não có tổn thương não phù hợp với nguyên nhân gây bại não
  • Bệnh nhân không mắc các bệnh lý thần kinh tiến triển, các bệnh có liên quan đến gen hoặc nhiễm sắc thể, bệnh lý nhiễm trùng, rối loạn đông máu, bất thường cơ quan tạo máu, dị ứng thuốc kháng sinh, thuốc gây mê…
  • Các thăm khám và xét nghiệm cận lâm sàng trước ghép của đối tượng đảm bảo điều kiện sức khỏe thực hiện ghép tế bào gốc điều trị

2.2 Khám và đánh giá bệnh nhân trước cấy ghép tế bào gốc chữa bại não

Hỏi bệnh

Bác sĩ khai thác tiền sử sản khoa, diễn biến quanh cuộc đẻ, cân nặng lúc sinh, các biến cố bất thường phát sinh trong quá trình phát triển của trẻ.

Khám lâm sàng

  • Khám toàn trạng: Đánh giá cân nặng, chiều cao, tinh thần của trẻ
  • Cơ xương khớp: Trương lực cơ, cơ lực, phản xạ gân xương…
  • Khám thần kinh
  • Khám tim, phổi
  • Đánh giá chức năng vận động thô và phân loại mức độ vận động: sử dụng thang đo lường GMFM và thang phân loại GMFCS
  • Đánh giá chức năng vận động tinh: Thang FMS
  • Đánh giá trương lực cơ: Thang Ashworth cải tiến
  • Đánh giá khả năng ngôn ngữ, giao tiếp và nhận thức: Test Denver II.

Liệu pháp cấy ghép tế bào gốc chữa bại não là phương pháp  còn rất mới trên thế giớiLiệu pháp cấy ghép tế bào gốc chữa bại não là phương pháp  còn rất mới trên thế giới

Các thăm khám cận lâm sàng

Chụp MRI sọ não (có gây mê/ không gây mê). Các bệnh nhân khám lâm sàng được chẩn đoán bại não có nguyên nhân mắc phải được tiến hành chụp MRI sọ não để đánh giá tổn thương, một số tổn thương thường gặp trên phim MRI sọ não do các nguyên nhân mắc phải, bao gồm:

  • Các tổn thương chất xám vỏ não: Teo nhu mô não…
  • Các tổn thương chất trắng dưới vỏ: Nhuyễn não quanh não thất…
  • Các tổn thương nhân não…

Điện não đồ

  • Tiến hành đo điện não đồ để đánh giá nguy cơ và tình trạng động kinh của người bệnh trước khi ghép

Điện tâm đồ

  • Tiến hành đo điện tim để đánh giá tình trạng sức khỏe chung của trẻ trước ghép tế bào gốc, đảm bảo an toàn trong quá trình gây mê, lấy tủy xương và ghép tế bào gốc

Chụp X-quang tim phổi

Việc chụp xquang tim phổi hỗ trợ cho khám lâm sàng đánh giá tình trạng hô hấp của đối tượng tham gia nghiên cứu đảm bảo sức khỏe khi ghép tế bào gốc

Xét nghiệm sinh hóa máu

  • Chức năng gan: GOT, GPT
  • Chức năng thận: Urê, Creatinene
  • Điện giải đồ
  • Đường huyết
  • Tổng phân tích nước tiểu
  • Xét nghiệm sinh huyết học
  • Công thức máu
  • Đông máu cơ bản
  • Nhóm máu
  • Xét nghiệm vi sinh
  • Xét nghiệm HIV
  • Xét nghiệm viêm gan B: HBsAg

Các thăm dò khác

Tùy vào tình trạng lâm sàng của từng bệnh nhân, một số bệnh nhân sẽ tiến hành thêm một số thăm dò để chẩn đoán phân biệt: Xét nghiệm nhiễm sắc thể, các xét nghiệm di truyền, chuyển hóa, xét nghiệm gen…

Không nên tắm cho trẻ ngay sau 1-2 ngày đầu sau ghép tế bào gốcKhông nên tắm cho trẻ ngay sau 1-2 ngày đầu sau ghép tế bào gốc

3. Quy trình thực hiện can thiệp ghép tế bào gốc tự thân từ tủy xương

  • Bệnh nhân đủ điều kiện cấy ghép tế bào gốc chữa bại não sẽ được nhập viện, tiến hành gây mê để lấy tủy xương ở các vị trí gai chậu trước trên bên phải và bên trái
  • Tủy xương thu thập được sẽ chuyển về Trung tâm công nghệ cao xử lý, chiết tách tế bào gốc, kiểm định đánh giá chất lượng tế bào gốc thu hoạch
  • Tiến hành gây mê và truyền tế bào gốc cho bệnh nhân qua đường tủy sống, mỗi ca ghép tế bào gốc thường ghép từ 2 – 4 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 6 tháng.
  • Với các trường hợp cấy ghép tế bào gốc chữa bại não từ tủy xương có nuôi cấy tăng sinh, bệnh nhân được lấy tủy xương 1 lần, tiến hành phân lập và ghép 95% số lượng tế bào gốc thu thập được, 5% lượng tế bào gốc còn lại được nuôi cấy và lưu trữ cho các lần ghép tiếp theo, mỗi liệu trình ghép có thể cách nhau từ 3-6 tháng.
  • Sau ghép, bệnh nhân được theo dõi và chăm sóc sức khỏe tại khu nội trú khoảng 2-3 ngày, khi sức khỏe ổn định có thể xuất viện, trẻ tiếp tục được theo dõi tại nhà sau ghép tế bào gốc.

4. Các vấn đề cần lưu ý sau cấy ghép tế bào gốc chữa bại não

Các trẻ bại não vừa trải qua 1 cuộc phẫu thuật (gây mê lấy tủy xương, truyền ghép tế bào gốc tế bào gốc) làm cơ thể trẻ yếu, sức đề kháng của cơ thể bé với các tác nhân từ môi trường yếu hơn nên trẻ rất dễ bị ốm. Do vậy cần hết sức chú ý khi chăm sóc trẻ. 

  • Không nên tắm cho trẻ ngay sau 1-2 ngày đầu sau ghép tế bào gốc, chỉ lau người nhanh cho trẻ bằng nước ấm, tránh nhiễm lạnh dễ gây viêm phổi
  • Tạo không gian, môi trường thuận lợi cho trẻ, tránh môi trường quá nóng hay lạnh quá, tránh nằm trực tiếp dưới luồng điều hòa, quạt gió…
  • Không nên cho trẻ đi chơi hay di chuyển xa
  • Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa

Thu Hà

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *