Những loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi mà mẹ phải biết
Bởi ở giai đoạn này, sức đề kháng còn kém, trẻ rất dễ mắc hàng loạt bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong và mắc di chứng cao nếu không được tiêm ngừa đầy đủ.
Những điều cần lưu ý trước khi đưa bé tiêm vắc xin
Để có lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi đầy đủ và chính xác, cha mẹ cần làm những việc sau:
- Tìm hiểu kỹ các loại vắc xin trẻ có thể được tiêm trong thời gian dưới 1 tuổi. Thời gian tiêm phù hợp và nên đến cơ sở y tế có dịch vụ tiêm chủng để đăng ký sớm.
- Nên mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ của bé, đặc biệt là sổ tiêm chủng của trẻ.
- Trước khi đi tiêm phòng theo lịch tiêm chủng cho bé 2019, phụ huynh cần tìm hiểu xem trẻ có thuộc đối tượng tiêm phòng hay không, đồng thời trao đổi với bác sĩ về tình hình hiện tại của trẻ.
- Một số trường hợp khác trẻ cũng không nên tiêm phòng, đó là: trẻ đang mắc bệnh cấp tính, thường biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi, tiêu chảy; trẻ mắc bệnh liên quan đến dị ứng, miễn dịch,…
- Sau khi tiêm cần biết cách chăm sóc trẻ như thế nào, ăn uống ra sao và vệ sinh cho trẻ.
- Cần nắm rõ các dấu hiệu bất thường của trẻ sau khi tiêm để kịp thời đưa đến bệnh viện.
Những loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi mà mẹ phải biết
Vắc xin phòng ngừa bệnh lao và viêm gan B
Trong khoảng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sẽ được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Và trong khoảng thời gian bé dưới 1 tháng tuổi, thường là trước khi mẹ và bé xuất viện thì trẻ sẽ được tiêm phòng vắc xin BCG để ngừa bệnh lao phổi.
Lịch tiêm chủng vắc xin:
- Mũi 1: Tiêm lần thứ 1 ngay sau khi sinh con
- Mũi 2: Sau mũi đầu 1 tháng
- Mũi 3: Sau mũi 2, 1 tháng
- Tiêm nhắc lại sau mũi 3 sau một năm
Đối với vắc xin phòng ngừa lao: Chỉ cần tiêm cho bé một liều duy nhất trong đời. Nếu không có các chống chỉ định khác con thông thường sẽ được tiêm trong 24-48h sau sinh tại bệnh viện và không cần tiêm nhắc lại.
Vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Hib
Còn gọi là vắc xin Pentaxim 5 trong 1, chỉ định giúp ngừa 5 bệnh là: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, các bệnh nhiễm khuẩn do Hib (Haemophilus Influenzae type b) gây ra. Trong trường hợp bé đã tiêm vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (vắc xin 5 trong 1 – Quinvaxem) thì mẹ chỉ cần bổ sung vắc xin ngừa bại liệt, vì trong vắc xin này không bao gồm ngừa bệnh bại liệt.
Lịch tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 cho trẻ như sau:
Gồm 3 mũi:
- Mũi 1: Lúc con 2 tháng tuổi
- Mũi 2: Sau mũi 1 cách một tháng
- Mũi 3: Tiêm sau mũi 2 một tháng
- Tiêm nhắc lại khi trẻ được 12 tới 18 tháng
Vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus
Đây là loại vắc xin được chỉ định phòng bệnh viêm dạ dày ruột do virus Rota gây nên. Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm Rotavirus gây bệnh tiêu chảy cấp, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Bệnh bắt đầu với những biểu hiện: sốt, ói mửa nhiều, sau đó là tiêu chảy và có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu trẻ không được điều trị kịp thời.
Lịch tiêm chủng vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus cho trẻ:
- Liều đầu tiên: Nên cho con tiêm khi được 6 tuần tuổi
- Liều thứ 2: Sau đó 1 tháng
Cha mẹ phải chú ý hoàn thành 2 liều trước 6 tháng tuổi.
Vắc xin phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu
Vắc xin ngừa phế cầu có tác dụng tạo miễn dịch cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để phòng ngừa các bệnh gây ra bởi phế cầu Streptococcus pneumoniae, như: viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp.
Lịch tiêm chủng vắc xin phòng phế cầu (vắc xin Synflorix) cho trẻ :
- Mũi 1: Lúc 2 tháng tuổi
- Mũi 2: Sau mũi 1 một tháng
- Mũi 3: Sau mũi 2 một tháng
- Mũi thứ 4 tiêm sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3
Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C
Giống như virus thủy đậu, virus viêm não mô cầu lây truyền qua đường hô hấp nên bệnh viêm màng não do não mô cầu rất dễ mắc và dễ bùng phát thành dịch. Viêm màng não do não mô cầu có thể rất nặng, diễn tiến nhanh, nguy cơ tử vong trong vòng 24 giờ. Cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là tiêm vắc xin cho trẻ.
Lịch tiêm chủng vắc xin phòng viêm não mô cầu B+C cho trẻ:
- Mũi 1: Trẻ từ 6 tháng
- Mũi 2: Cách mũi 1 khoảng 6-8 tuần.
Trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên sẽ là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất. Chính vì thế, để phòng bệnh cho trẻ thì vắc xin là phương pháp hữu hiệu nhất, vắc xin có tác dụng bảo vệ trẻ bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể. Những kháng thể này sẽ giúp nhận biết và vô hiệu hóa tác nhân gây bệnh.
Thanh Hoa
Nguồn Tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.