Những hậu quả của bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi
1. Hậu quả của suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ tử vong cao
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, 54% trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển đã tử vong do thiếu dinh dưỡng ở mức độ vừa và nhẹ.
Trẻ dễ mắc bệnh
Trẻ to khỏe chưa thể nhận định là có một hệ miễn dịch tốt nhưng trẻ suy dinh dưỡng gầy còm thì hắn sẽ là hệ miễn dịch dễ suy yếu hơn. Đặc biệt là hay mắc các bệnh về nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… Khi bệnh kéo dài, trẻ lại lười ăn, kén ăn và vì vậy hậu quả của suy dinh dưỡng trẻ em lại càng trở nên nặng nề hơn
Khi cơ thể trẻ suy nhược do không được cung cấp đủ dưỡng chất sẽ là điều kiện thuận lợi để các bệnh thường gặp ở trẻ kéo dài. Chậm phát triển thể chất
Thiếu chất dinh dưỡng là cho tất cả các cơ quan của cơ thể giảm phát triển, bao gồm cả hệ cơ xương. Hậu quả của suy dinh dưỡng trẻ em này làm ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ. Suy dinh dưỡng đặc biệt nghiêm trọng nếu trẻ mắc phải trong giai đoạn bào thai và khi trẻ nhỏ hơn 2 tuổi
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi làm chậm phát triển tâm thần
Trẻ suy dinh dưỡng thiếu nhiều chất cần thiết cho sự phát triển trí não và trí tuệ như chất béo, chất đường, sắt, iốt, DHA, Taurine… Suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi còn ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ, trẻ thường chậm chạp lờ đờ trong các giao tiếp xã hội, kéo theo sự giảm học hỏi tiếp thu
2. Biện pháp cải thiện suy dinh dưỡng ở trẻ em
Qua chế độ ăn
Để tránh hậu quả của trẻ bị suy dinh dưỡng, mẹ nên đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển của cơ thể thì thực đơn cho bé là vấn đề mẹ cần quan tâm. Trong đó, chế độ ăn của trẻ cần đáp ứng hai nguyên tắc: tăng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng cho trẻ.
Về nguyên tắc tăng năng lượng cho trẻ, mẹ nên bổ sung thêm lượng dầu mỡ, bởi dầu mỡ sẽ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm, đặc biệt là dầu cá hồi, dầu thực vật…và còn rất tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ nữa. Trung bình mỗi bát bột, cháo hoặc cơm mẹ nên cho thêm từ một đến hai muỗng canh dầu hoặc mỡ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cố gắng nấu thức ăn đặc hơn và tăng dần số lượng bữa ăn cho trẻ mỗi ngày.
Về việc tăng chất dinh dưỡng cho bé, thay vì mỗi ngày chỉ cho bé ăn 3 bữa chính, mẹ hãy cố gắng tăng lên 2-3 bữa ăn phụ với sữa, sữa chua và phô mai.
Qua sản phẩm bổ trợ
Hiện nay có rất nhiều sản phẫm hỗ trợ cho trẻ kén ăn và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ mẹ có thể tham khảo để chọn cho con giải pháp thích hợp nhất. Đây cũng là biện pháp giúp các gia định hạn chế những hậu quả của bệnh suy dinh dưỡng hiện nay.
Bảo Bảo
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.