Những dấu hiệu trẻ mọc răng sữa mà mẹ cần biết
Trong giai đoạn trẻ mọc răng sữa sẽ có những dấu hiệu khiến các mẹ lo lắng không yên như bỏ bú, hay khó chịu, chán ăn hoặc là sốt. Việc nắm bắt được chính xác thời điểm và dấu hiệu trẻ mọc răng sữa sẽ giúp mẹ bớt lo âu cũng như trẻ bớt đi sự khó chịu.
Khi nào trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên?
Giai đoạn mà trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên là trong giai đoạn 4-7 tháng tuổi. Một vài trường hợp đặc biệt, khoảng 3 tháng tuổi là trẻ đã bắt đầu dấu hiệu mọc răng sữa.
Răng sữa mọc đầu tiên là ở vị trí răng cửa phía dưới, sau đó tới hai răng cửa trên. Sau đó là tùy thời điểm mà những chiếc răng còn lại sẽ xuất hiện, cuối cùng là tới mọc răng hàm và tới các răng nanh hàm trên.
Đa số với các bé đều sẽ mọc đều 20 chiếc răng sữa trước 3 tuổi. Vì thế nên đối với những bé mà sau 3 tuổi vẫn chưa mọc đủ 20 chiếc thì các mẹ nên đưa bé đi khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng của bé. Từ đó kịp thời phát hiện và chữa trị kịp thời các vấn đề răng miệng mà trẻ có thể gặp phải.
Ở một số trường hợp hiếm gặp thì khi trẻ mới sinh ra đã có sẵn 1-2 chiếc răng được gọi là răng sơ sinh, hoặc răng này có thể xuất hiện vài tuần sau khi sinh. Nếu bé có răng này, bạn cần chú ý và đưa bé đi khám để được hướng dẫn xử lý đúng cách nếu như trong quá trình bú bé bị gặp khó khăn hoặc răng bị lung lay khiến bé nghẹt thở. Trong trường hợp bé có răng sơ sinh nhưng răng không ảnh hưởng đến bé thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng.
Dấu hiệu trẻ mọc răng sữa mà mẹ cần biết
Nắm được thời điểm và dấu hiệu trẻ mọc răng sữasẽ giúp mẹ chăm sóc bé được tốt hơn cũng như giảm bớt những khó chịu của bé trong giai đoạn này.
Sau đây là một số dấu hiệu trẻ mọc răng sữa điển hình mà mẹ cần phải nắm.
- Bé chảy nước dãi nhiều.
- Thường xuyên tỏ ra cáu kỉnh, hay quấy khóc.
- Thích cắn và nhai đồ vật hoặc đôi khi là ti mẹ khi bú.
- Nướu bé có dấu hiệu sưng to và đỏ.
- Hay trằn trọc khó ngủ.
- Bỏ bú, với trường hợp bé đã ăn dặm thì có thể chán ăn hoặc bỏ ăn.
- Nhiều trẻ còn có dấu hiệu khác như tiêu chảy hay bị sốt mọc răng.
Khi bé trong giai đoạn mọc răng, do nướu bị sưng nên nhiệt độ cơ thể bé sẽ cao hơn bình thường dẫn đến biểu hiện sốt nhẹ, phát ban, chảy nước mũi hay nghẹt mũi. Tuy nhiên, trong trường hợp bé sốt cao hơn 38 độ kèm theo tiêu chảy thì các mẹ nên chú ý đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời vì rất có thể bé không bị sốt mọc răng mà đang mắc phải một bệnh lý khác.
Làm gì để giảm những triệu chứng trẻ mọc răng sữa?
Dấu hiệu trẻ mọc răng sữa đó chính là đau nướu, chính vì vậy để giảm triệu chứng này, bạn có thể cho bé ngậm vòng bằng silicon để bé nhai. Hoặc rửa sạch tay sau đó dùng đầu ngón tay để chà nhẹ lên vùng nướu của bé.
Một số mẹo sau đây sẽ giúp quá trình mọc răng của bé diễn ra dễ dàng hơn mà bạn có thể áp dụng.
- Do trong quá trình mọc răng thì bé hay bị chảy nước dãi, chính vì vậy hãy đeo yếm hoặc thường xuyên lau miệng cho bé để giữ vệ sinh cũng như ngăn chặn tình trạng phát ban.
- Rửa tay thật sạch khi chà nướu cho bé để đảm bảo vệ sinh cũng như giúp bé thoải mái hơn.
Nếu trong trường hợp không có vòng silicon bạn có thể dùng khăn mềm, sạch để trong ngăn mát tủ lạnh trước khi dùng để giúp trẻ giảm đau.
Đối với bé đã ăn dặm, khi xuất hiện các dấu hiệu trẻ mọc răng sữa thì các mẹ có thể sử dụng các loại bánh ăn dặm để bé có thể cắn nhai giúp giảm sự khó chịu khi mọc răng.
Đối với những bé đang còn bú mẹ thì bạn có thể chọn vòng silicon, tuy nhiên cần chú chọn loại vòng không có nước lỏng bên trong để tránh trường hợp bé nuốt phải dung dịch khi vòng bể.
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, khi dấu hiệu trẻ mọc răng sữa khiến bé cáu kỉnh thì bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thuốc ibuprofen để giảm đau răng.
Cần lưu ý, tuyệt đối không dùng thuốc giảm đau hay aspirin cho trẻ, không dùng cồn hay bất cứ loại gel nào chà xát lên nướu của bé.
Trong trường hợp, những dấu hiệu trẻ mọc răng gây ra quá nhiều bất tiện cho trẻ thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn. Không nên tự ý tìm cách điều trị để gây tổn thương đến bé.
Hoàng Minh
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.