Nguyên nhân và cách phòng tránh nghẹt mũi cho trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ, vì thế cha mẹ cần nắm rõ để có phương pháp theo dõi và chăm sóc trẻ, cũng như phòng tránh tình trạng bệnh của con lặp lại có thể gây biến chứng nguy hiểm sau này.
Tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là gì?
Nghẹt mũi là tình trạng khoang mũi có dịch nhầy ngăn bít khiến khoang mũi bị tắc nghẽn gây cản trở đường di chuyển của không khí trong quá trình hô hấp. Nghẹt mũi có thể không khiến trẻ bị chảy nước mũi, vì dịch nhầy xuất hiện ở sâu bên trong nhưng sẽ khiến trẻ khó thở, quấy khóc, đặc biệt là khi nằm ngủ và ăn uống. Khi bị nghẹt mũi bé có biểu hiện bỏ bú, bỏ ăn và đòi bố mẹ bế liên tục.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như:
- Ho
- Sốt
- Hắt hơi
- Chảy nước mũi
- Hơi thở nặng
- Ngáy
Dấu hiệu phổ biến ở trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là sổ mũi, thở khò khè, quấy khóc. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi rất dễ chuyển thành ho có đờm. Do bé còn quá nhỏ nên không biết khạc đờm ra ngoài dẫn đến tình trạng ho khan, nôn trớ, viêm họng.
Lí giải tình trạng gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
Khoang mũi của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên rất dễ bị nghẹt mũi. Tình trạng dịch nhầy tích tụ quá nhiều, lấp đầy các mạch máu và mô trong khoang mũi gây nên nghẹt mũi.
Nhiễm lạnh
Hầu hết trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là do bị nhiễm lạnh. Trong trường hợp này, ngoài nghẹt mũi, trẻ còn có biểu hiện hắt hơi, đau họng và ho.
viêm mũi dị ứng
- Dị ứng với một loại mùi hoặc món ăn nào đó
- Dị ứng với phấn hoa.
Trong đó, trẻ còn có các biểu hiện như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mắt. Đặc điểm đặc trưng để nhận dạng viêm mũi dị ứng là trẻ có hắt hơi liên tục và thường là nghẹt cả hai bên mũi. Tình trạng con nghẹ mũi sẽ lặp lại nhiều nhất trong mùa hoa nở hoặc biểu hiện dai dẳng quanh năm do các yếu tố như nấm mốc, bọ nhà, dán, lông thú cưng, bụi.
Ngạt mũi sơ sinh
Theo các chuyên gia, hiện tượng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có thể là do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch khỏi hệ thống hô hấp của trẻ nhỏ. Chính vì thế, nhiều trường hợp bé sơ sinh ngay khi về nhà đã có biểu hiện ngạt mũi.
Môi trường sống thay đổi
Trẻ mới được đi học, tiếp xúc với môi trường lạ, trong đó có nhiều trẻ đang mắc bệnh cũng dễ khiến trẻ bị các vấn đề về hô hấp như tắc nghẽn mũi, ho, viêm họng, viêm phế quản.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị ngạt mũi do một số nguyên nhân khác như:
- Cúm
- Trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc hoặc nước hoa
- Trẻ mắc các bệnh do virus
Xác định nguyên nhân và điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh sẽ giúp quá trình điều trị và phục hồi của trẻ trở nên nhanh chóng và có hiệu quả hơn. Khi đưa trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi đến bệnh viện kiểm tra, cha mẹ nên mô tả rõ tình trạng và nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi để bác sĩ đưa ra phương án điều trị thích hợp.
Khi nào bạn cần đưa trẻ đi khám?
Các biện pháp trên sẽ giúp tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ được cải thiện. Tuy nhiên, nếu trẻ có các triệu chứng sau, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay:
- Thường xuyên sốt cao;
- Chất nhầy trong mũi có màu xanh hoặc vàng;
- Trẻ khó thở hoặc thở rất nhanh. Nếu trẻ dưới hai tuổi và thở hơn 45 lần một phút, bạn hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay;
- Trẻ khó chịu ở tai, có nguy cơ nhiễm trùng;
- Phát ban;
- Nghẹt mũi kèm với sưngmắt, mũi, trán hoặc má;
- Nghẹt mũi hơn 2 tuần trở lên;
- Khó khăn khi ăn uống hoặc biếng ăn;
- Con quấy khóc hay có biểu hiện đau đớn.
Phòng ngừa nghẹt mũi ở trẻ nhỏ
Một số mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn phòng ngừa chứng nghẹt mũi cho trẻ nhỏ:
Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ
Nếu bị dị ứng với một số chất nào đó, hãy để con yêu tránh xa các chất đó. Bạn cũng nên giữ nhà cửa sạch sẽ bằng các cách như:
- Không hút thuốc trong nhà.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi.
- Giữ cho thảm sạch sẽ, không có bụi.
- Thường xuyên vệ sinh máy lạnh.
- Để thú cưng ở không gian khác không gần bé.
- Đóng cửa sổ nếu trẻ bị dị ứng với phấn hoa.
Bổ sung nước cho cơ thể
Bổ sung nước thường xuyên sẽ giúp cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, uống nhiều nước còn giúp khoang mũi đỡ bị tắc nghẽn.
Nên cho bé uống nước ấm.
Nếu không thích uống nước lọc, hãy thử cho trẻ uống nước trái cây hoặc súp.
Để tránh tình trạng nghẹt mũi ở trẻ gây ra những khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt, cũng như nghẹt mũi kéo dài gây mãn tính, cha mẹ cần chú ý phòng ngừa nghẹt mũi cho trẻ, nhất là trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa.
Thanh Hoa
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.