Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi và cách khắc phục hiệu quả

Nguyen Nhan Sua Me Bi Hoi Va Cach Khac Phuc Hieu Qua Dkqno 1575948375

Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi và cách khắc phục hiệu quả

Sữa mẹ thường có màu trắng đục, mùi thơm và có vị ngọt béo. Tuy nhiên, vì cách ăn uống, cơ địa người mẹ và cách bảo quản mà sữa mẹ có thể sẽ xuất hiện mùi khó chịu. Vậy nguyên nhân sữa mẹ bị hôi là gì? Và khắc phục như thế nào?

Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi và cách khắc phục hiệu quả 1

Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi là gì?

Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi là gì?

Thông thường, sữa mẹ có màu trắng đục, đôi khi hơi ngả vàng, mùi thơm hấp dẫn và vị ngọt béo. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi con bằng sữa thì sữa mẹ có thể bị biến chất chuyển sang màu xanh nhạt và xuất hiện mùi xà phòng hay thậm chí mùi tanh như mùi cá.

Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi có thể chia làm hai trường hợp là: sữa hôi sau khi được vắt ra và sữa bị hôi do bảo quản không đúng cách.

Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi sau khi vắt ra:

  • Do chế độ ăn uống của người mẹ: Nếu người mẹ ăn những loại thực phẩm có mùi tanh, cay nồng như tỏi, ớt, uống dầu cá… thì sữa mẹ bị ảnh hưởng một phần và bị biến mùi.
  • Do vệ sinh bầu ngực chưa sạch: Sữa rỉ ra đầu ti nhưng không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên thì sẽ bị ôi. Sữa ôi có mùi khó chịu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và các loại nấm mốc phát triển.
  • Do người mẹ uống thuốc: Các loại thuốc như thuốc bổ, thuốc kháng sinh hay thực phẩm chức năng khiến sữa mẹ bị nhiễm mùi thuốc.

Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi và cách khắc phục hiệu quả 3

Sử dụng thuốc kháng sinh khiến sữa mẹ bị hôi

Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi khi bảo quản trong tủ lạnh:

  • Bảo quản sữa không đúng cách: Sử dụng bình sữa hoặc túi đựng sữa không đạt chuẩn khiến sữa nhiễm khuẩn và bị biến đôi xuất hiện mùi tanh hôi khó chịu.
  • Do ảnh hưởng của enzyme lipase: Đây là loại enzyme có tác dụng phân hủy chất béo trong sữa giúp trẻ dễ hấp thu hơn. Khi được giữ trong tủ lạnh, lượng enzyme lipase tăng khiến sửa xuất hiện mùi tanh khó chịu.
  • Sữa mẹ quá hạn sử dụng: Do sữa mẹ không có chất bảo quản nên chỉ có thể giữ trong nhiệt độ phòng khoảng 4 tiếng. Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh thì giữ được khoảng 2 – 3 ngày. Còn nếu để trong ngăn đá thì giữ được 3 – 6 tháng và ngân đông giữ được 6 tháng – 1 năm.

Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi và cách khắc phục hiệu quả 4

Bảo quản không đúng cách khiến sữa mẹ bị biến chất

Khi sữa mẹ hết hạn sử dụng, sữa bị biến chất khiến mùi sữa cũng bị biến đổi theo.

Sữa mẹ bị hôi thì có cho con bú được không?

Tùy nguyên nhân khiến sữa bị hôi mà việc cho bé bú sữa mẹ có an toàn hay không:

  • Đại đa số trường hợp sữa vắt ra đã bị hôi sẵn thì cho bé bú vẫn an toàn. Ngoại trừ trường hợp bà mẹ có uống thuốc như thuốc kháng sinh thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ bú.
  • Nếu sữa hôi do bảo quản không đúng cách và sữa còn hạn sử dụng thì mẹ cần quan sát chất lượng sữa. Nếu sữa không bị vón cục thì vẫn có thể đun nóng lên và cho bé bú bình thường.

Bạn cần lưu ý là tuyệt đối không cho bé bú sữa mẹ quá hạn sử dụng vì có thể gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Ngoài ra, thời hạn sử dụng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện bảo quản. Dù là tủ lạnh một cánh hay hai cánh tần suất mở lớn thì sữa được bảo quản có thời hạn sử dụng không quá 4 tháng.

Ngoài ra, sữa để bên ngoài chia làm hai lớn: lớp trong bên dưới và lớp béo bên trên là điều bình thường. Sữa không bị hỏng và bạn có thể lắc đều cho hai lớp này hòa quyện vào nhau.

Cách khử mùi sữa mẹ bị tanh do ăn uống

Nếu nguyên nhân sữa mẹ bị hôi bắt nguồn từ chế độ ăn thì cách khắc phục như sau:

  • Bổ sung chất xơ, chất chống oxy hóa và các loại vitamin bằng cách ăn rau xanh, các loại trái cây, củ quả. Một số loại thực phẩm có thể giúp sữa có mùi thơm dịu như: chuối, thì là, rau mùi…
  • Bổ sung nước cho cơ thể giúp kích thích tiết nhiều sữa và làm cho sữa ít hôi hơn.
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn có mùi nồng và thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ.
  • Thường xuyên vệ sinh đầu ti và bầu ngực bằng nước ấm.

Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi và cách khắc phục hiệu quả 5

Hạn chế các loại thức ăn nhanh để tránh sữa mẹ bị hôi

Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian để giúp át đi mùi hôi của sữa như nấu gạo nếp với hành tím đắp lên bầu ngực, ăn canh búp dứa non hay uống sữa đặc pha nước ấm trước khi cho bé bú.

Xử lý sữa bị hôi do bảo quản không đúng cách

Dự trữ sữa trong tủ lạnh là giải pháp dành cho người mẹ bận rộn, vì sữa để được lâu hơn và người nhà có thể lấy ra cho bé uống khi mẹ đi công tác. Tuy nhiên, nếu không chú ý điều kiện bảo quản thì sữa có thể sẽ bị biến mùi và có mùi tanh hôi.

Nếu sữa bảo quản có mùi hôi thì bạn có thể thực hiện những hành động sau:

  • Kiểm tra sữa trước khi cho vào ngăn mát. Nếu sữa có mùi hôi thì không nên bảo quản theo cách này nữa.
  • Thực hiện vắt sữa, dự trữ, rã đông và hâm nóng đảm bảo vệ sinh.
  • Cho bé uống thử 1 – 2 bịch sữa mẹ dự trữ. Nếu bé uống và tiêu hóa tốt thì mới tiếp tục làm cách này.

Trong 6 tháng đầu nuôi con bằng sữa mẹ, có thể xuất hiện tình trạng sữa bị hôi. Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi là do cơ địa của người mẹ, quá trình vệ sinh đầu ti và cách bảo quản sữa. Thực hiện những cách trên để lấy lại hương thơm và vị ngon của sữa giúp bé ăn ngon và phát triển bình thường.

Uyên

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *