Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị khô miệng và cách xử lý

Nguyen Nhan Dan Den Tinh Trang Tre Bi Kho Mieng Va Cach Xu Ly Rdkjc 1600411662

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị khô miệng và cách xử lý

Khô miệng là một triệu chứng khá phổ biến, đây là hệ quả của việc lượng nước bọt trong khoang miệng bị suy giảm và gây nên cảm giác khó chịu. Tình trạng này có thể sẽ gây nên những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở trẻ. Vậy nguyên nhân khiến trẻ bị khô miệng là gì và cách xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị khô miệng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng nước bọt mà một đứa trẻ bình thường sẽ tiết ra là khoảng 1ml/phút, con số này sẽ cao hơn hẳn so với mức 0,7ml/phút ở người trưởng thành. Chính vì vậy, chúng ta thường rất hiếm khi thấy trẻ bị khô miệng, tuy nhiên một số nguyên nhân dưới đây có thể khiến trẻ bị rơi vào tình trạng này: 

1. Mất nước

Mất nước là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng bị khô miệng ở trẻ. Tình trạng mất nước quá mức thường là do trẻ tham gia vào các hoạt động gắng sức hoặc mắc phải một số bệnh lý như tiêu chảy, cơ thể không dung nạp thực phẩm, bệnh Crohn và các chứng rối loạn ăn uống khác.

Khi bị thiếu nước, cơ thể của bé sẽ bắt đầu tích trữ nước cho các cơ quan chức năng quan trọng hơn và ngừng cung cấp chất lỏng cho các bộ phận như tuyết nước bọt, từ đó gây nên tình trạng khô miệng. 

nguyen-nhan-dan-den-tinh-trang-tre-bi-kho-mieng-va-cach-xu-ly-1

Mất nước có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị khô miệng

2. Thở bằng miệng

Thói quen thở bằng miệng cũng sẽ khiến cho miệng bị trẻ bị khô. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng môi và miệng bị khô khiến cho nước bọt không được bài tiết đủ để “cuốn trôi” các vi khuẩn trong khoang miệng. Cứ như vậy, những hại khuẩn này sẽ dần được sinh sôi, phát triển và dẫn đến các bệnh về răng miệng như nha chu, sâu răng, viêm nướu…

Bên cạnh đó, việc thở bằng miệng trong thời gian dài còn được cho là có liên quan đến những bất thường về mặt thể chất cũng như khả năng nhận thức của trẻ. 

3. Tác dụng phụ của thuốc

Việc sử dụng một số loại dược phẩm như thuốc kháng histamin dùng trong điều trị dị ứng, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc chống tiêu chảy, thuốc giãn phế quản…cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị khô miệng. Vì vậy, khi trẻ bị khô miệng mek có thể xem xét liệu biểu hiện này có phải là phản ứng bất lợi của một trong những loại thuốc mà con đang sử dụng hay không. 

4. Bệnh tiểu đường

Đây là một căn bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả trẻ nhỏ. Việc trẻ bị tiểu đường type 1 thường là do di truyền từ bố mẹ trong khi tiểu đường đường type 2 lại thường xảy ra phổ biến ở những trẻ bị thừa cân, béo phì hoặc có chế độ ăn uống không lành mạnh. 

Khi trẻ mắc bệnh đái tháo đường, quá trình tiết nước bọt cũng sẽ bị suy giảm dẫn đến tình trạng khô miệng. Hiện tượng này cũng sẽ vô tình cũng làm cho trẻ dễ gặp những bệnh lý ở miệng như viêm loét, sâu răng, viêm nướu…

5. Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng

Ở một số trường hợp, trẻ bị khô miệng thường có liên quan đến việc chế độ ăn uống bị thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A và riboflavin (vitamin B2). Điều này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và bài tiết của tuyến nước bọt trong khoang miệng của trẻ. 

nguyen-nhan-dan-den-tinh-trang-tre-bi-kho-mieng-va-cach-xu-ly-2

Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị khô miệng

6. Hội chứng Sjogren (SS)

Về cơ bản, SS là một bệnh lý tự miễn của các tuyến ngoại tiết (chẳng hạn tuyến mồ hôi, nước bọt…). Khi bị mắc bệnh này, cơ thể trẻ sẽ nhận diện tuyến nước bọt như một tác nhân ngoại lai, từ đó kích thích các tế bào miễn dịch tấn công khiến cơ quan này bị tổn thương. Điều này sẽ khiến cho tuyến nước bọt bị suy giảm chức năng khiến trẻ bị mắc bệnh khô miệng, đau nhức răng miệng, mệt mỏi, ăn uống kém.

Mặc dù hiện tại vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân và cũng chưa có biện pháp giải quyết tận gốc căn bệnh này. Tuy nhiên, để phòng ngừa thì mẹ cần phải tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ, nhất là sau khi ăn.

7. Hóa trị liệu

Hiện tượng khô miệng cũng sẽ rất dễ bắt gặp trong trường hợp trẻ bị mắc bệnh ung thư và đang phải trải qua hóa trị liệu. Các loại thuốc hóa học sẽ gây tác động khiến cho thành phần và dòng chảy của nước bọt bị thay đổi, điều này sẽ khiến trẻ rất dễ bị khô miệng. Tuy nhiên, sự thay đổi này chỉ mang tính tạm thời.

Bật mí cách xử lý tình trạng khô miệng cho trẻ cực hiệu quả

Có rất nhiều biện pháp xử lý khác nhau để giúp trẻ cải thiện tình trạng khô miệng, đồng thời giảm thiểu các vấn đề về răng miệng cho trẻ, chẳng hạn như: 

1. Uống nhiều nước

Đây được xem là một giải pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện tình trạng khô miệng ở trẻ. Lượng nước cần nạp vào cơ thể nên dựa trên lứa tuổi và cân nặng của trẻ. Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi thì lượng nước cần bổ sung là 100ml trên mỗi kilogram (kg) cân nặng/ngày. Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, trẻ nặng hơn trước bao nhiêu cân thì mỗi cân cần thêm 50ml nước. Trẻ từ 10 tuổi, lượng nước uống sẽ bằng người lớn.

Ngoài nước lọc, mẹ cũng có thể cho trẻ dùng thêm một số loại nước trái cây hoặc các loại thực phẩm dạng lỏng như cháo, súp vừa dễ ăn, lại bổ sung thêm dinh dưỡng cho con.

nguyen-nhan-dan-den-tinh-trang-tre-bi-kho-mieng-va-cach-xu-ly-3

Cách xử lý tình trạng khô miệng cho trẻ cực hiệu quả

2. Nhai kẹo cao su

Nghe có vẻ lạ nhưng đây là một trong những cách chữa khô miệng cực hiệu quả cho bé. Việc cho trẻ nhai kẹo cao su có thể giúp kích thích tuyến nước bọt tiết ra, đồng thời dọn sạch khoang miệng rất tốt. Tuy nhiên, mẹ không nên chọn loại kẹo có đường sẽ gây phản tác dụng nhé!

3. Rèn cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng

Sau mỗi bữa ăn, mẹ nên tạo thói quen cho trẻ đánh răng để loại bỏ mảng bám thức ăn và các hại khuẩn trong khoang miệng. Nếu trẻ lớn hơn, mẹ có thể hướng dẫn con sử dụng thêm chỉ nha khoa.

Trong trường hợp những biện pháp trên tỏ ra không hiệu quả, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc bác sĩ nha khoa để kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời ngay nhé!

Trên đây là một số chia sẻ về nguyên khiến trẻ bị khô miệng và cách xử lý an toàn hiệu quả cho trẻ mà mẹ có thể áp dụng tại nhà. Hy vọng sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc bé hiệu quả nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *