Mẹ nên làm gì khi thai nhi bị suy dinh dưỡng?

Me Nen Lam Gi Khi Thai Nhi Bi Suy Dinh Duong Sfsod 1530267284

Mẹ nên làm gì khi thai nhi bị suy dinh dưỡng?

1. Mối nguy hiểm khi trẻ suy dinh dưỡng bào thai

Mẹ nên làm gì khi thai nhi bị suy dinh dưỡng 1Suy dinh dưỡng bào thai để lại nhiều hậu quả nguy hiểm cho quá trình phát triển của trẻ

Suy dinh dưỡng bào thai để lại nhiều hậu quả nguy hiểm cho quá trình phát triển của trẻ. Mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào giai đoạn bào thai bị suy dinh dưỡng và các chế độ chăm sóc trẻ sau khi chào đời.

Suy dinh dưỡng xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kỳ, não bộ của trẻ chậm phát triển, trẻ có khả năng kém thông minh hơn. Trẻ suy dinh dưỡng sau khi ra đời dễ bị hạ thân nhiệt, hạ canxi trong máu gây co giật và hạ đường huyết gây rối loạn nhịp thở.

Ngay cả khi được nuôi dưỡng đúng cách, trẻ phát triển bình thường và đạt mức cân nặng như những trẻ khác sau 2-3 tháng nhưng chiều cao thì rất khó đạt được mức bình thường. Vì vậy, trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai thường có nguy cơ thấp còi sau này.

Ngược lại, nếu nuôi dưỡng không tốt, trẻ tiếp tục bị suy dinh dưỡng, trẻ ốm đau, quặt quẹo, còi cọc, chậm phát triển trí tuệ, kém thông minh. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), có đến 1/3 số trẻ có cân nặng khi sinh dưới 2.500g chết trong những năm đầu đời.

2. Giúp mẹ đối phó với suy dinh dưỡng bào thai

Khi mang thai các thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, làm việc và nghỉ ngơi khoa học để có thể đạt mức tăng cân nặng trung bình để cuối thai kì là 10-12 kg, đồng thời giữ gìn sức khỏe, tăng cường sức đề kháng để không ốm đau, thiếu máu trước và sau khi sinh. Cụ thể, chị em cần chú ý các vấn đề sau:

Độ tuổi sinh sản tốt nhất cho người phụ nữ là từ 25 đến 30 tuổi. Nếu sinh con sau 35 tuổi, đứa trẻ có nhiều nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh hoặc một số hội chứng như down, tim bẩm sinh, sứt môi hoặc hở hàm ếch.

Nếu mẹ mắc các bệnh mãn tính, mẹ cần chữa khỏi bệnh rồi mới mang thai. Nếu mẹ mắc bệnh Giang mai hoặc AIDS thì không nên sinh con vì mẹ có thể truyền bệnh cho thai nhi.

Thăm khám định kỳ trong thời gian mang thai để kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường của thai nhi để có thể xử lý nhanh chóng.

Chế độ dinh dưỡng của thai phụ cần đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là đạm và canxi để xương và các tổ chức cơ quan như não bộ, tim, gan, hệ tiêu hóa và hô hấp phát triển. Ngoài ra, mẹ cũng cần phải ăn  đủ rau xanh và hoa quả, để tránh thai nhi bị thiếu máu, còi xương hoặc mù lòa.

Mẹ nên làm gì khi thai nhi bị suy dinh dưỡng 2Thăm khám định kỳ trong thời gian mang thai để kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường của thai nhi

3. Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng bào thai

Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai thường yếu hơn trẻ bình thường. Những trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai cần một chế độ chăm sóc đặc biệt để có thể theo kịp tốc độ phát triển bình thường của các bạn cùng trang lứa.

Em bé cần ủ ấm cho trẻ thường xuyên, tốt nhất là nằm cạnh mẹ ngay sau khi sinh.

Theo dõi để phát hiện sớm và xử lý kịp thời khi có dấu hiệu trẻ bị hạ thân nhiệt hay hạ đường máu, hạ canxi máu.

Cho trẻ uống vitamin A, vitamin D và tiêm vắc-xin đầy đủ theo quy định của y tế.

Ngoài chế độ ăn nên bổ sung các vi chất dinh dưỡng như: kẽm, canxi, vitamin A và D… dưới dạng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp trẻ phát triển chiều cao, phòng ngừa thừa cân béo phì do thấp còi.

Mẹ nên làm gì khi thai nhi bị suy dinh dưỡng 3Em bé cần ủ ấm cho trẻ thường xuyên, tốt nhất là nằm cạnh mẹ ngay sau khi sinh

Các bác sĩ cho biết, nếu được phát hiện và điều trị tốt suy dinh dưỡng bào thai, trẻ sinh ra có thể phát triển bình thường, vì vậy mà mẹ hãy chú trọng chế độ chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai và chăm sóc thai phụ chu đáo ngay từ những ngày đầu mang thai để suy dinh dưỡng bào thai không thể ghé thăm gia đình bạn.

Bảo Bảo

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *