Mách mẹ cách xử lý an toàn khi trẻ bị gãy răng sữa
Răng sữa đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển hàm răng vĩnh viễn sau này của bé. Việc trẻ bị gãy răng sữa nếu không biết cách xử lý kịp thời có thể gây nên những tổn thất nặng nề mãi về sau. Vì vậy, cha mẹ cần phải có những kiến thức cơ bản về nha khoa để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ tốt hơn. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tham khảo qua một số chia sẻ dưới đây nhé!
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị gãy răng sữa
Trẻ bị gãy răng sữa thường sẽ xuất hiện một vài vết nứt ở phía dưới gần nướu răng của trẻ. Những trường hợp nghiêm trọng hơn còn khiến răng trẻ bị nứt thành 2 phần. Các vết nứt này thường sẽ ít gây đau vì nó không ảnh hưởng đến tủy răng và nếu để lâu có thể làm hỏng men răng của trẻ.
Hình ảnh trẻ bị gãy răng sữa
Với các vết nứt nhỏ xuất hiện trên bề mặt men răng của trẻ, các mẹ có thể để theo dõi khoảng một tuần, nếu thấy răng trẻ có bất kì dấu hiệu nhiễm trùng, lợi sưng to, răng đau, răng bị đổi màu hoặc có hiện tượng sốt nhẹ thì hãy nhanh chóng đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân khiến trẻ bị gãy răng sữa
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng răng trẻ bị mẻ:
– Răng sữa bị gãy do lực tác động: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng trẻ bị gãy răng sữa là do bị một lực mạnh tác động lên răng (như va đập mạnh, bị ngã…). Những chiếc răng của hàm trên và hàm dưới của trẻ là vị trí dễ bị chấn thương nhất. Khi răng sữa bị chấn thương có thể dẫn đến tình trạng bị gãy, bị lung lay sớm, bị lệch sang một bên, lún vào trong xương hàm hoặc bị rơi thẳng ra ngoài.
– Răng sữa bị gãy do yếu tố nội tại: Một trong những nguyên nhân khiến răng sữa của trẻ dễ bị gãy nứt là do xương ổ răng của trẻ còn mềm, hệ thống dây chằng quanh răng còn lỏng lẻo. Khi trẻ ăn những đồ cứng có thể khiến răng bị gãy, vỡ răng và bị lẫn vào thức ăn lúc nào không biết. Lúc này mẹ chỉ nhìn thấy răng của trẻ bị mất một miếng, thậm chí là cả chiếc.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị gãy răng sữa là nội lực và ngoại lực
Hậu quả của việc trẻ bị gãy răng sữa
Khi bé bị ngã gãy răng sữa, tùy theo mức độ răng bị gãy, mẻ như thế nào mà nó có thể gây nhiều ảnh hưởng đến tình trạng răng miệng và quá trình ăn nhai của trẻ:
– Trẻ bị gãy răng sữa có thể gây tổn thương tới niêm mạc môi và lưỡi của bé nếu phần còn lại của chiếc răng bị gãy có góc sắc cạnh, dễ làm chảy máu và nhiễm trùng, khiến trẻ đau nhức nhiều.
– Trong một số trường hợp, việc trẻ bị gãy răng sữa còn dễ khiến xương ổ răng tổn thương, nếu phần thân răng còn lại bị lún sâu xuống, làm rách nướu và gây chảy máu. Lúc này, sẽ gây cho trẻ tình trạng đau nhức khó chịu.
– Trẻ bị ngã gãy răng sữa nếu là răng cửa sẽ làm mất thẩm mỹ, khiến trẻ ngại khi giao tiếp và nói chuyện với bạn bè, dễ gây bệnh tự kỉ ở trẻ em.
– Răng sữa gãy quá nửa thân răng có thể gây lộ tủy, khi bị vi khuẩn xâm nhập vào sẽ làm cho tủy bị viêm, gây đau nhức và nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến phần chân răng, mầm răng vĩnh viễn.
– Răng sữa bị gãy khi răng vĩnh viễn sắp mọc cũng sẽ mầm răng vĩnh viễn bên dưới bị tác động, dễ bị mọc lệch, mọc đâm sang các răng kế bên hoặc chìa ra ngoài, ngoài ra còn có thể gây một số biến chứng khác
Cách khắc phục hiệu quả khi răng sữa của trẻ bị gãy
Để biết cách khắc phục hiệu quả nhất trẻ bị mẻ răng sữa, trẻ bị gãy răng sữa thì trước tiên các cha mẹ cần phải biết nguyên nhân khiến bé bị gãy răng sữa để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như những hoạt động ăn uống của trẻ.
Cách khắc phục tình trạng trẻ bị gãy răng sữa
Cách xử trí răng sữa bị gãy do bị tác động mạnh
Khi bé bị ngã gãy răng sữa, bác sĩ sẽ tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể mà đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả, cụ thể như sau:
– Giữ nguyên răng sữa bị gãy: Trường hợp nếu răng của trẻ chỉ bị mẻ một góc nhỏ và không gây ảnh hưởng hay tác động gì đến các bộ phận xung quanh hay vấn đề ăn nhai của trẻ thì có thể giữ nguyên hiện trạng để đợi cho đến khi răng vĩnh viễn mọc lên để thay thế.
– Trám răng sữa: Trường hợp nếu răng bị gãy chưa quá nửa thân răng, tình trạng răng của trẻ vẫn chắc khỏe, chỉ bị lung lay nhẹ hoặc không bị lung lay thì các bác sĩ sẽ tiến hành trám tạm lại bằng các chất liệu nha khoa chuyên dụng để chờ cho đến khi răng thay thế mọc lên.
– Nhổ răng sữa: Trường hợp phần răng bị gãy hơn nửa thân răng, chỉ còn một góc nhỏ chân răng, răng bị lung lay mạnh gây chảy máu và đau nhức thì nên tiến hành nhổ bỏ để tránh gây tổn thương mầm răng vĩnh viễn và ảnh hưởng việc ăn nhai.
Cách xử trí răng sữa bị gãy do cấu trúc răng
Đối với những trường hợp trẻ bị mẻ răng sữa và trẻ bị gãy răng sữa do men răng kém, lớp men răng và ngà răng mỏng bị mòn dần, để lâu sẽ bị mất răng. Vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng xử lý phù hợp. Nếu răng sữa bị gãy ít mà không ảnh hưởng đến tủy thì có thể trám bít lại, còn nếu tủy răng sữa bị ảnh hưởng thì cần xử lý theo từng mức độ hỏng của tủy.
Với những chia sẻ trên đây, hi vọng sẽ giúp các phụ huynh có thêm những kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc răng sữa cho bé, đặc biệt là biết cách xử lý khi trẻ bị gãy răng sữa để tránh gây ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này của trẻ.
Thủy Phan
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.