Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị cúm tại nhà

Mach Me Cach Cham Soc Tre Bi Cum Tai Nha Xctil 1582192334

Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị cúm tại nhà

Hiện nay đang là thời điểm cao nhất của bệnh cúm, với tỷ lệ người nhiễm bệnh đông, đặc biệt là tỷ lệ trẻ em mắc cúm đang tăng nhanh.

Trẻ có thể bị lây nhiễm bệnh cúm như thế nào?

Khi người bệnh ho, hắt hơi sẽ làm phát tán virus vào tay, chân, quần áo hoặc các đồ vật xung quanh. Từ đó, tay trẻ vô tình tiếp xúc với người bệnh hoặc các vật dụng nói trên rồi tiếp xúc với mắt, mũi, miệng của mình, tạo điều kiện cho virus cúm xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Khi người bệnh ho, hắt hơi làm phát tán virus vào không khí và có thể xâm nhập trực tiếp vào đường hô hấp của những trẻ gần đó khi hít phải.

Triệu chứng bệnh cúm ở trẻ:

  • Sốt trên 38 độ C và kèm theo ớn lạnh và đổ mồ hôi.
  • Ho khan, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
  • Nhức đầu, đau nhức cơ bắp, đặc biệt là ở lưng, tay và chân.
  • Cảm giác mệt mỏi và yếu.
Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị cúm tại nhà 1Triệu chứng bệnh cúm ở trẻ là sốt trên 38 độ C, kèm theo ớn lạnh và đổ mồ hôi

Hướng dẫn chăm sóc trẻ khi bị cúm tại nhà

Hạ sốt

Khi trẻ sốt ≥ 38,5 độ C, cha mẹ cần:

Nới rộng quần áo cho trẻ.

Chườm ấm ở vùng trán, nách, bẹn.

Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị cúm tại nhà 2Chườm ấm ở vùng trán, nách, bẹn để hạ sốt cho con

Nhiệt độ nước chườm sẽ ác định bằng cách mẹ nhúng cùi chỏ vào chậu nước và nếu thấy ấm là được.

Cha mẹ thấy con bị cúm thì không được tự ý mua thuốc tamiflu cho con uống, bởi thuốc này chỉ có công dụng làm giảm triệu chứng không đáng kể nếu như dùng sớm trong vòng 48 giờ đầu mắc cúm, còn nếu dùng muộn sau 48 giờ sẽ không có tác dụng gì.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của Bác sĩ, mỗi 4- 6 giờ uống nhắc lại 1 lần nếu trẻ có sốt ≥ 38,5 độ C

Vệ sinh đường hô hấp

Vệ sinh mũi miệng: Mẹ nên dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi cho bé rồi vứt bỏ sau khi sử dụng. Không dùng khăn xô vì, nếu không thay khăn mới mà dùng lại khăn cũ virus vẫn bám lại trên khăn.

Hàng ngày, mẹ chủ động nhỏ dung dịch nước muối sinh lý Natriclorid 9% vào mắt, mũi cho con và súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng đối với trẻ lớn.

Thường xuyên vệ sinh tay chân cho con sạch sẽ bằng xà phòng với nước sạch (vệ sinh cả bàn tay cha mẹ và cả cho trẻ), tránh tối đa việc để bé tự đưa tay lên mắt, mũi và miệng.

Dinh dưỡng, bù nước và bổ sung vitamin

Với trẻ nhỏ đang bú mẹ: Tăng cường bú mẹ, hoặc bú bình sữa.

Với trẻ đã lớn:

Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt: Cháo, sữa, hoa quả và uống nhiều nước.

Khi trẻ bị sốt thường mất nước, nên mẹ phải bổ sung dinh dưỡng bằng cách cho trẻ ăn đồ lỏng giúp trẻ dễ hấp thu thức ăn và bù nước bằng việc uống nhiều nước, sữa, nước trái cây ép và oresol giúp trẻ hồi phục nhanh.

Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị cúm tại nhà 3Mẹ phải bổ sung dinh dưỡng bằng cách cho trẻ ăn đồ lỏng giúp trẻ dễ hấp thu thức ăn

Thông thường, khi bị sốt do virus thì sau 2 ngày uống thuốc hạ sốt và bù nước, trẻ sẽ giảm triệu chứng rõ rệt và đỡ dần. Nhưng khi trẻ sốt cao, da xanh tái, mệt mỏi, dùng thuốc hạ sốt có thể đỡ sốt nhưng trẻ vẫn nằm mệt mỏi, không chịu chơi, có thể trẻ nhiễm vi khuẩn.

Phòng lây nhiễm

Cách ly trẻ tương đối: Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ lành, hướng dẫn che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy.

Hạn chế người vào thăm hỏi, tiếp xúc với trẻ nếu không thực sự cần thiết. Cha mẹ nếu chăm sóc con cần đeo khẩu trang ngoại khoa.

Tắm cho con với nước ấm trong phòng thoáng nhưng kín gió, để tránh nhiễm lạnh.

Vệ sinh khay ăn, thau chậu, bô cùng các vật dụng của con bằng xà phòng.

Giữ ấm cho trẻ, nhất là khi trời có gió lạnh.

Theo dõi thân nhiệt, nhịp thở và tình trạng tăng tiết, sự tím da môi và đầu ngón tay.

Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay?

Khi trẻ có những biểu hiện sau:

  • Sốt cao liên tục ≥ 39 độ C, không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
  • Co giật.
  • Trẻ li bì, mệt mỏi, ăn kém, nôn trớ nhiều, bỏ ăn hoặc bỏ bú, chân tay lạnh.
  • Trẻ khó thở, thở nhanh.

Trẻ mắc cúm thường nhưng sốt sau 7 ngày mà người bệnh vẫn không giảm hoặc tái sốt thì cũng cần đến cơ sở y tế ngay vì có thể bị bội nhiễm vi khuẩn và các biến chứng nguy hiểm khó lường khác.

Hướng dẫn phòng bệnh cúm ở trẻ

Hiện nay chưa có vắc xin chống lại tất cả các chủng Cúm. Tuy nhiên, các biện pháp đơn giản sau đây có thể giúp giảm bớt nguy cơ nhiễm virus cúm cho trẻ:

Tiêm chủng: Tiêm phòng cúm được dành cho mọi lứa tuổi, nhất là với những trẻ dưới 5 tuổi.

Giữ vệ sinh tai miệng họng nhất là sau khi cho trẻ ăn, sau khi trẻ ho, hắt hơi, thường xuyên vệ sinh tay chân cho trẻ.

Tránh cho trẻ dùng chung đồ chơi, tiếp xúc hay đến thăm những người bị cúm.

Cho trẻ ăn nhiều hoa quả và rau xanh.

Khi trẻ bị sốt do cúm, cha mẹ không nên lo cuống cuồng mà phải bình tĩnh và có phương pháp chăm sóc con đúng cách tại nhà vì vừa là nhà sẽ có môi trường sạch sẽ và được chăm sóc tốt hơn, còn nếu con có chuyển biến nặng hơn thì hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện nhé.

Thanh Hoa

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *