Mách mẹ cách chăm sóc bé bị viêm mũi cấp

Mach Me Cach Cham Soc Be Bi Viem Mui Cap Ycgzz 1591692194

Mách mẹ cách chăm sóc bé bị viêm mũi cấp

Bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ, dễ tái phát khi thời tiết chuyển mùa. Do đó, cha mẹ phải có kiến thức về bệnh để có cách chăm sóc, điều trị bé bị viêm mũi cấp kịp thời nhé.

Dấu hiệu, triệu chứng của viêm mũi cấp trẻ em

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu như sốt và kèm theo bứt rứt, quấy khóc, kém ăn đôi khi còn bị nôn mửa, tiêu chảy kéo dài 2-3 ngày. Trẻ bị ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc nhầy mủ, một số trẻ bị ho thì đây có thể là dấu hiệu trẻ bị viêm mũi. Nếu các triệu chứng trên kéo dài trên 7 ngày cần đề phòng với các biến chứng của viêm mũi.

Nguyên nhân gây viêm mũi trẻ em

Viêm mũi là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi và nhất là với những trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi. Một số yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm mũi ở trẻ em cha mẹ cần tham khảo để có biện pháp hạn chế các tác nhân gây bệnh:

Do dị ứng thời tiết:

Khi thời tiết giao mùa, chuyển mùa, nóng lạnh thất thường làm cho cơ thể của bé chưa kịp thích nghi sẽ dễ dấn đến tình trạng viêm mũi trẻ em.

Do tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng:

Phấn hoa, lông các con vật nuôi trong gia đình, bụi bẩn, ẩm môc, khói bụi… là các tác nhân gây dị ứng và gây bệnh viêm mũi cho cả trẻ em và người lớn.

Mách mẹ cách chăm sóc bé bị viêm mũi cấp 1Mũi trẻ tiếp xúc với nhiều tác nhân như bụi, phấn hoa cũng gây viêm mũi cấp.

Do trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp:

Một số bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản,… gây kích thích niêm mạc mũi, dễ hình thành nên bệnh viêm mũi dị ứng.

Mách mẹ cách chăm sóc bé bị viêm mũi cấp

Hút mũi, vệ sinh mũi

Khi trẻ bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng, cha mẹ dùng khăn giấy mềm thường xuyên lau mũi cho trẻ, sau đó vứt bỏ sau khi dùng xong (không nên dùng khăn vải vì nếu không thay khăn mới sau mỗi lần sử dụng, virus, vi khuẩn vẫn lưu trên khăn).

Nếu dịch mũi đặc, có thể nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi, chờ cho gỉ mũi mềm ra, sau đó lau mũi nhẹ nhàng. Có thể dùng dụng cụ hút mũi nếu dịch mũi nhiều và đặc nhưng không nên lạm dụng vì dùng thường xuyên có thể gây tổn thương niêm mạc mũi.

Mách mẹ cách chăm sóc bé bị viêm mũi cấp 2Nếu trẻ ngạt mũi cha mẹ hãy nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi để vệ sinh thông thoáng cho con.

Cha mẹ không được dùng miệng hút mũi cho trẻ vì sẽ vô tình đưa vi khuẩn từ miệng người lớn vào mũi bé.

Sau khi dùng khăn giấy mềm lau mũi, dãi thì vứt bỏ ngay. Không nên dùng khăn xô trở mặt khăn và dùng lại khăn cũ vì vi khuẩn/virus vẫn bám lại trên khăn. Lưu ý: khi trẻ bị viêm mũi họng có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi, súc họng cho trẻ nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tăng cường dinh dưỡng trong thời gian trẻ bị viêm mũi cấp, cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, nhiều lần hơn trong ngày.

Chế độ ăn của trẻ bị viêm mũi cấp tính

  • Chỉ nên cho trẻ ăn những loại thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt.
  • Cho trẻ ăn theo nhu cầu, nên chia nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa nên ít hơn bình thường, không ép trẻ ăn hết phần thức ăn mà cha mẹ đã chuẩn bị.
  • Có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống để chữa ho theo phương pháp dân gian, chú ý vệ sinh khi chế biến.

Uống thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ

Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ, ho nhiều, thở nhanh, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị. Bác sĩ có thể chỉ định:

  • Thuốc Paracetamol 10-15mg/kg/lần để hạ sốt, giảm đau
  • Giảm ho bằng nước muối ấm, siro ho
  • Kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.
Mách mẹ cách chăm sóc bé bị viêm mũi cấp 3Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ, ho nhiều, thở nhanh, cha mẹ cho con uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cha mẹ phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng kháng sinh theo kê đơn, không nên tự mua thuốc để điều trị cũng như không sử dụng lại đơn thuốc của lần khám trước.

 Chú ý các thuốc co mạch (như naphazolin với các hàm lượng 0.025%,0.05%, 0.1%, Phenylephrine với các hàm lượng 0.25%, 0.5% ,0.1%) giúp giảm sung huyết, phù nề, giúp trẻ giảm ngạt mũi, dễ thở hơn. Tuy nhiên các thuốc này thường không dùng cho trẻ sơ sinh.

Chú ý cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, giữ không khí trong phòng thoáng nhưng tránh gió lùa. Cần phải theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên. Ngoài ra, nên cho trẻ uống nhiều nước vì sốt rất dễ làm cơ thể trẻ mất nước.

Khi nào cần đưa trẻ viêm mũi cấp đi viện?

Các bậc cha mẹ cần chú ý khi trẻ có 1 trong các biểu hiện sau thì cần mang con đi viện càng sớm càng tốt, tránh các biến chứng nặng nề:

  • Trẻ sốt cao liên tục, dùng thuốc hạ sốt và chườm ấm không hạ sốt.
  • Trẻ ho nhiều, nhịp thở nhanh, có biểu hiện khó thở.
  • Trẻ có biểu hiện nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
  • Tất cả các triệu chứng bệnh của trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị.

Như vậy, chăm sóc trẻ bị viêm mũi cấp có vai trò quan trọng, đòi hỏi cha mẹ phải có kiến thức để giúp con chữa dứt điểm tình trạng này nhé.

Thanh Hoa

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *