Mách bạn những bí kíp dạy con tăng động hiệu quả

Mach Ban Nhung Bi Kip Day Con Tang Dong Hieu Qua Xrxxd 1600787347

Mách bạn những bí kíp dạy con tăng động hiệu quả

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là bệnh lý mà trẻ nhỏ từ 3 – 11 tuổi thường mắc phải và đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Làm cách nào để nuôi dạy trẻ tăng động khi bé rất khó kiểm soát cảm xúc, hành vi và kém tập trung, chú ý như trẻ bình thường? Hãy cùng chúng tôi tham khảo một số cách dạy con tăng động hiệu quả dưới đây để áp dụng trong cuộc sống thường ngày. Nếu không được điều trị sớm, tăng động giảm chú ý có thể ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách, việc học tập, sinh hoạt cũng như khả năng xây dựng mối quan hệ rất nghiêm trọng.

Thiết lập nguyên tắc cụ thể

Nếu muốn nhắc nhở hoặc đưa ra mục tiêu cụ thể nào đó cho bé thì phụ huynh cần giải thích và hướng dẫn một cách cụ thể. Chẳng hạn như nếu ngày hôm đó bé cần làm 2 bài toán, 1 bài văn hoặc phải đi ngủ trước 10 giờ tối… thì chúng ta có thể ghi chép những yêu cầu của mình lên giấy note có màu hoặc kẹp giấy hình ảnh bắt mắt. Sau đó dán lên tủ lạnh, bàn học… những nơi mà con có thể dễ dàng nhìn thấy để tăng sự chú ý.

Xây dựng thời gian biểu khoa học

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh và mẫu giáo sẽ ít có vấn đề hành vi nếu được cha mẹ xây dựng thời gian biểu khoa học. Thực tế đây là cách nuôi dạy trẻ có hiệu quả rất tích cực với trẻ tăng động, bởi nhờ thời gian biểu rõ ràng mà các bé cảm thấy vô cùng an toàn, cũng như khắc phục được tình trạng hỗn loạn và thiếu tổ chức.

Thường xuyên khen ngợi, khích lệ con

Bé tăng động thường sẽ mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành được nhiệm vụ nào đó. Thế nên khi trẻ làm tốt hoặc có hành vi đáng khen ngợi, chúng ta nên động viên bằng những lời nói như: Con làm tốt lắm; Mẹ tự hào về con… Hoặc chúng ta cũng có thể tặng cho bé những món quà nhỏ như là món đồ chơi hoặc buổi dã ngoại nào đó để khích lệ cố gắng hơn cho những nhiệm vụ sau.

Mách bạn những bí kíp dạy con tăng động hiệu quả 1Thường xuyên khen ngợi và khích lệ để bé cảm thấy tự tin.

Có hình thức kỷ luật vợ hành vi tiêu cực

Trẻ tăng động cần có hình thức kỷ luật với những hành vi tiêu cực và phải thực hiện hợp lý, công bằng. Nhưng bạn không nên đánh mắng, thay vào đó hãy phạt bằng cách không cho bé chơi hoặc ăn những món yêu thích… Hình phạt phải cụ thể chứ không đe dọa suông hay là một điều gì đó xa vời.

Chia nhỏ công việc

Trẻ tăng động thường thấy khó khăn khi phải tập trung lâu và dễ nản, bỏ cuộc. Thế nên với những nhiệm vụ lớn phụ huynh cần chia nhỏ chúng thành nhiều bước để bé thấy dễ dàng hơn.

Giúp bé loại bỏ phiền nhiễu và quản lý thời gian học

Trẻ tăng động thường khó tập trung, thậm chí chỉ một tiếng động nhỏ cũng đã đủ để các con phân tâm. Do đó cha mẹ nên tạo một không gian yên tĩnh, tránh mọi tiếng ồn để giúp bé hạn chế phân tâm và dễ tập trung hơn. Ngoài ra, chúng ta cũng nên dùng đồng hồ bấm giờ để đưa ra khoảng thời gian thích hợp cho mỗi công việc nhất định, đồng thời lên lịch nghỉ ngơi 10 – 15 phút sau mỗi giờ học.

Mách bạn những bí kíp dạy con tăng động hiệu quả 2Chia nhỏ và quản lý thời gian sẽ giúp con bớt cảm giá áp lực khi học hành hay làm việc.

Giúp con hiểu và yêu thương bản thân hơn

Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý khiến các bé dễ thấy thất vọng về bản thân. Là cha mẹ chúng ta nên giúp con vượt qua điều đó bằng cách giải thích cho chúng hiểu là trên thế giới còn có rất nhiều người như thế nhưng vẫn nổi tiếng và thành công. Hãy giúp con biết chấp nhận bản thân và tìm kiếm những ưu điểm của bé để tạo điều kiện phát huy tối đa. Đừng quên thể hiện cả tình yêu to lớn, niềm tự hào của cha mẹ đối với con.

Trò chuyện và cùng chơi với bé

Trẻ nhỏ, nhất là trẻ tăng động thường học hỏi được nhiều điều nhờ các câu chuyện, trò chơi. Hơn nữa đây còn là cách giúp bé rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống, sự kiên nhẫn, khả năng tư duy và là cơ hội để gắn kết tình cảm gia đình. Thế nên phụ huynh có thể sắp xếp thời gian đọc sách, kể chuyện, chơi lego… với con.

Mách bạn những bí kíp dạy con tăng động hiệu quả 3Trẻ tăng động có thể học hỏi được nhiều điều khi cùng chơi với cha mẹ.

Chỉ nên giải quyết một vấn đề tại một thời điểm

Nếu muốn nhắc nhở con việc gì đó thì mỗi lần chúng ta chỉ nên nhắc một vấn đề chứ đừng nên nói tràn lan làm bé không thể ghi nhớ. Hãy đưa ra cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn khi nói. Chẳng hạn như yêu cầu bé ngồi yên trong 10 phút, hoặc dài hạn hơn là từ giờ trở đi hãy ngồi ngoan như vậy. Nếu bé hoàn thành đúng những điều đã đề ra thì đừng quên khen hoặc tặng thưởng cho con.

Thụy Anh

Nguồn tham khảo: Hellobacsi

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *