Khi bị ho có tiêm được viêm não Nhật bản không?
1. Khi bị ho có tiêm được viêm não Nhật bản không?
Vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản gây miễn dịch cơ bản bằng 2 liều cách nhau từ 7 – 14 ngày và cha mẹ nên cho bé tiêm nhắc lại mũi bổ sung sau 1 năm.
Lịch tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản hiện nay của Việt Nam là:
- Mũi thứ 1: khi trẻ được 1 tuổi
- Mũi thứ 2: sau mũi thứ 1 một tuần
- Mũi thứ 3: 1 năm sau mũi 2.
Khi bị ho có tiêm được viêm não Nhật bản không? Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi, cha mẹ không nên tiêm phòng khi trẻ còn có biểu hiện ho gà ở trẻ hay sổ mũi, hắt hơi. Bởi việc tiêm chủng có thể gây ra những phản ứng không đáng có, nguy hại trực tiếp tới sức khỏe của trẻ, hoặc không đem lại tác dụng như mong muốn.
2. Khi nào không nên cho trẻ tiêm phòng?
Mặc dù, việc tiêm vắc-xin có thể gây ra những phản ứng không mong muốn cho trẻ, nhưng vẫn cần được khuyến khích. Bởi vì, chúng có tác dụng quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn mà có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
Sau khi trả lời câu hỏi: Khi bị ho có tiêm được viêm não Nhật bản không thì cha mẹ cần lưu ý thêm là không nên tiêm phòng cho trẻ khi trẻ đang sốt, trẻ đang mắc 1 bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, chẳng hạn như viêm phổi, thương hàn, sởi, hoặc trẻ mới khỏi các bệnh nói trên. Kể cả bé đang trong thời kỳ hồi sức, trẻ đang bị viêm da mủ, hoặc bệnh chàm ngoài da (eczéma)…
Không nên tiêm phòng đối với những bé đang bị mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi tiến triển, tràn dịch màng phổi…, nhất là những trẻ đang mắc bệnh thận mãn tính…
Tùy từng loại có chỉ định khác nhau. Vì thế, quy trình thực hiện tiêm chủng, bảo quản với các loại vắc-xin không khác nhau. Nhưng phải luôn cần chú ý mỗi loại vắc-xin luôn sẽ có một yêu cầu về sức khỏe với trẻ.
3. Lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ
Sau khi biết được rằng: Khi bị ho có tiêm được viêm não Nhật bản không? Thì cha mẹ cũng phải lưu ý khi cho bé đi tiêm như sau:
Trước khi tiêm
-Không cho con ăn hay bú quá no, nhưng cũng không để đói để tránh hiện tượng trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.
-Vệ sinh sạch sẽ cơ thể để hạn chế nhiễm trùng.
-Khi tiêm phòng, cha mẹ cần cho trẻ mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác trong quá trình khám, không mặc quần áo quá bó chặt hay ủ ấm quá nhiều.
-Cha mẹ nên chuẩn bị đủ hồ sơ sức khỏe của bé, nhất là sổ tiêm chủng trước đó;
-Trước khi tiêm nên có trao đổi với bác sĩ về các biểu hiện sức khỏe của trẻ: có bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh cấp tính như sốt, viêm phổi, viêm phế quản…, hay có tiền sử bệnh tật, dị ứng thuốc, hóa chất, thức ăn… để giảm thiểu những phản ứng bất lợi cho trẻ
Chú ý xem mũi tiêm trước cùng loại đấy bé có bị dị ứng, mẩn đỏ, sốt không? Nếu có thì trao đổi với bác sĩ để chuyển vắc-xin khác cũng có tác dụng tương tự.
Sau khi tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản
Cùng ngồi lại theo dõi trẻ trong khoảng 15-30 phút, xem có dị ứng với thuốc không.
Khi trẻ về nhà: Cha mẹ vẫn phải theo dõi xem trẻ có sốt không? Biểu hiện bên ngoài da, cử chỉ, quấy khóc, bú mẹ có bình thường không? Đi ngoài thế nào? Cha mẹ nên chườm mát nơi tiêm, không nên chườm nóng, cho bé uống nhiều nước hơn hoặc bú mẹ nhiều hơn.
Khi bị ho có tiêm được viêm não Nhật bản không? Và câu trả lời là không cha mẹ nhé. Đồng thời, những lưu ý cho việc khi đưa trẻ đi tiêm từ bài viết, phụ huynh cũng nên nắm để tránh những hậu quả đáng tiếc cho con.
Thanh Hoa
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.