Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh

Huong Dan Cach Bao Quan Sua Me Khi Khong Co Tu Lanh Itzaw 1577097974

Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh

Sau khi được vắt xong, sữa mẹ ở nhiệt độ thường để được bao lâu? Đây là thắc mắc của nhiều bà mẹ bỉm sữa trong trường hợp không thể trữ sữa trong tủ lạnh. Hãy cùng xem những chia sẻ về cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh để có thêm kinh nghiệm nhé!

Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh 1Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh để sữa đảm bảo chất lượng

Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho con trong những tháng đầu đời. Sữa mẹ giàu dinh dưỡng, kháng thể tự nhiên giúp bé có thể phát triển khỏe mạnh mà không cần thêm bất cứ một loại thực phẩm bổ sung nào khác. 

Tuy nhiên, do là nguồn sữa tự nhiên nên sữa mẹ không chất bảo quản. Sau khi được vắt ra, tiếp xúc với môi trường ngoài thì sữa chỉ để được trong một khoảng thời gian nhất định. Với mỗi cách bảo quản thì thời gian dùng được sữa cũng sẽ khác nhau. 

Nếu bạn có cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh hợp lý thì ở nhiệt độ phòng (trên 26 độ C), sữa có thể sử dụng tối đa trong 1 giờ đồng hồ. Còn ở nhiệt độ phòng điều hòa (dưới 26 độ C), thời hạn sử dụng tối đa là 6 giờ.

Nếu được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, sữa có thể dùng được trong 48 giờ.

Còn nếu trong trong ngăn đá tủ lạnh sẽ giữ được tối đa 2 tuần (tủ lạnh 1 cửa) và tối đa là 4 tháng (tủ lạnh có ngăn đá riêng). 

Khi bạn đầu tư hẳn một loại tủ đông trữ sữa thì thời gian trữ được tối đa là trong 6 tháng.

Như vậy, với cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh thì thời gian dùng sẽ là ngắn nhất và bạn phải tranh thủ cho con bú trong khoảng thời gian đó để đảm bảo sức khỏe của trẻ.

Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh 2Cần bảo quản sữa mẹ đúng thời gian quy định

Vì sao sữa mẹ không để được lâu ở nhiệt độ thường

Trong sữa mẹ có gần như đầy đủ các chất cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ. Nhưng để sữa mẹ ở môi trường bình thường bên ngoài quá lâu, sữa có nguy cơ bị biến chất và mất chất. Khi cho con bú thì sữa mẹ không thể phát huy toàn bộ vai trò dinh dưỡng của nó, thậm chí có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Trong sữa mẹ có rất nhiều đường và đạm. Đường trong sữa mẹ là dạng đường đơn hoặc đường đôi, dễ hấp thu nhưng cũng lại dễ lên men, nhanh bị ôi thiu và hư hỏng. Sữa mẹ để lâu trẻ ăn vào có thể bị tiêu chảy cấp.

Bên cạnh đó, chất đạm trong sữa mẹ rất giàu các axit amin. Loại đạm này có lợi cho cơ thể bé vì khi bé bú bao nhiêu sẽ hấp thu bấy nhiêu. Nhưng chính vì quá giàu đạm nên dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Nếu như để quá lâu thì sữa mẹ sẽ bị vi khuẩn xâm nhập rất nhiều, bé bú phải sẽ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa.

Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là yếu tố quyết định đến sự phát triển của bé. Vì vậy bạn không nên để sữa lâu ở nhiệt độ thường rồi cho bé bú. Bạn nên tìm hiểu về cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh để giữ được chất lượng của sữa mẹ.

Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh

Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh là bạn cần lưu ý những điều sau:

Chọn dụng cụ đựng sữa

Bình nhựa, bình thủy tinh hoặc túi trữ sữa đều có thể đựng sữa ở nhiệt độ phòng. Điều quan trọng ở đây là bạn cần chọn chất liệu an toàn. Bạn nên chọn mua dụng cụ chuyên đựng sữa của những thương hiệu uy tín để đảm bảo không chứa chất gây hại cho bé. Bình sữa hoặc túi đều có nắp vặn kín, khóa kéo chắc chắn để sữa sau khi vắt ra không bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường bên ngoài. Như vậy sữa mới để được lâu.

Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh 3Bạn có thể sử dụng bình hoặc túi đựng sữa chuyên dụng

Vệ sinh sạch sẽ

Vấn đề vệ sinh luôn phải được đặt lên hàng đầu. Nếu vắt sữa mẹ bằng tay, bạn phải rửa tay và vệ sinh đầu vú thật kỹ trước khi thao tác. Với máy hút sữa và các dụng cụ đựng sữa bạn cũng phải rửa sạch, trụng qua nước sôi và để ráo trước khi dùng.

Bảo quản sữa

Sữa sau khi vắt ra, nếu bé không bú ngay thì bạn cần cho vào bình hoặc túi trữ sữa càng nhanh càng tốt và vặn khóa cẩn thận. Để sữa ở không gian khô thoáng, không để nơi ẩm thấp hay có nhiệt độ cao. Tốt nhất bạn vẫn nên để sữa ở nơi có điều hòa, nhiệt độ dưới 26 độ C để tăng thời gian bảo quản sữa.

Với những chia sẻ trên, mong rằng bạn đã biết thêm những cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh. Dù như thế nào, điều tốt nhất khi nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là bạn cho con bú trực tiếp bằng ti mẹ. Việc này không chỉ cho con thụ hưởng toàn vẹn dưỡng chất trong sữa mà còn thắt chặt hơn tình cảm mẫu tử.

Trang

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *