Giải đáp thắc mắc: Sữa mẹ hút ra để được bao lâu
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong 6 tháng đầu đời, chúng ta có thể cho bé bú mẹ hoàn toàn mà không cần ăn dặm hay uống thêm nước.
Các mẹ luôn được khuyến khích cho bé bú trực tiếp để thưởng thức dòng sữa thơm ngon chảy ra từ bầu ngực. Tuy nhiên trong những trường hợp như mẹ đi vắng hoặc con bú không hết thì chúng ta buộc phải vắt sữa vào bình hoặc túi để tích trữ. Quan trọng nhất là sữa mẹ cũng có thời hạn sử dụng, nhưng sữa mẹ hút ra để được bao lâu bạn đã biết chưa?
Nơi để bảo quản sữa mẹ
Nơi bảo quản sữa mẹ đóng vai trò quyết định cho việc sữa mẹ hút ra để được bao lâu. Bạn có thể lựa chọn trong 4 nơi dưới đây để bảo quản sữa mẹ. Việc bạn lựa chọn sẽ phụ thuộc vào mục đích, hoàn cảnh hay thời điểm mà bạn muốn cho bé uống sữa.
Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng
Hãy bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng khi bạn muốn con được uống sữa ở độ tươi ngon nhất, trong vòng vài tiếng sau khi vắt. Sữa nên được đặt vị trí thoáng mát nhất có thể, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Ngoài ra chúng ta cũng có thể dùng một chiếc khăn ẩm trùm lên chai sữa để làm mát được lâu hơn.
Túi giữ nhiệt
Loại túi này còn được gọi là túi giữ nhiệt đá khô bởi phải dùng đá khô để giữ lạnh cho sữa. Các mẹ thường lựa chọn phương án này khi phải đi làm muốn vắt sữa mang về nhà cho con. Hoặc cũng có thể là khi đưa bé ra ngoài chơi mà muốn mang theo sữa mẹ cho bé.
Giá của một chiếc túi giữ nhiệt đá khô cũng không quá tốn kém mà lại rất tiện lợi khi phải nuôi con bằng sữa mẹ. Một số thương hiệu uy tín mà chúng ta có thể cân nhắc là Medela, Unimom… Ngoài ra bạn cũng phải chú ý sữa mẹ hút ra để được bao lâu để tránh hỏng nhé.
Tủ lạnh
Các mẹ có thể bảo quản sữa sau khi hút ra ở trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh. Đương nhiên sữa mẹ hút ra để được bao lâu sẽ còn khác nhau tùy vào cách bảo quản sữa mẹ. Nhưng mẹ chú ý là phải để sữa sâu vào bên trong thay vì để ngoài cánh cửa tủ lạnh. Bởi đây là vị trí nhiệt độ thích hợp nhất, thay vì gần cửa tủ lạnh phải mở thường xuyên sẽ làm biến động nhiệt độ, ảnh hưởng đến bảo quản sữa mẹ.
Tủ đông
Tủ đông là lựa chọn tốt nhất nếu các mẹ muốn trữ sữa mẹ dài hạn hơn hoặc lượng sữa cần dự trữ quá dồi dào. Tủ lạnh nhà bạn thường xuyên bị mở, để các loại thực phẩm khác và có phần nhỏ bé hơn để làm tốt việc trữ sữa? Khi đó chúng ta có thể trang bị một tủ đông chuyên dụng để bảo quản sữa mẹ tốt nhất.
Sữa mẹ hút ra để được bao lâu?
Sữa mẹ vắt ra để được mấy tiếng còn tùy theo nơi trữ và điều kiện bảo quản. Nhưng nhìn chung chúng phải đảm bảo được độ tươi, chất dinh dưỡng và ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Hãy cùng tìm hiểu thời gian sữa mẹ hút ra để được bao lâu cụ thể thông qua nội dung dưới đây.
Trong môi trường nhiệt độ phòng, bởi đặc tính chống vi khuẩn mà sữa mẹ có thể bảo quản tối đa tới 8 tiếng. Tuy nhiên thời gian này còn phụ thuộc vào nhiệt độ cụ thể. Chẳng hạn như ở nhiệt độ trên 26 độ C thì sữa mẹ có thể bảo quản tối đa trong 1 tiếng. Còn phòng điều hòa ở nhiệt độ dưới 26 độ C thì thời hạn sử dụng có thể lên tới 6 – 8 tiếng.
Nếu sử dụng túi giữ nhiệt đá khô thì chúng ta có thể yên tâm bảo quản sữa cho con lên đến 24 giờ. Đến khi tan làm về nhà, chúng ta có thể cho bé dùng luôn hay để vào ngăn mát, ngăn đá tủ lạnh bảo quản tiếp. Vậy sữa mẹ hút ra để được bao lâu trong tủ lạnh?
Trong ngăn mát sữa mẹ sẽ được giữ tươi trong tối đa 72 giờ (3 ngày) mà không phải lo lắng việc rã đông sữa bất tiện. Để trong ngăn đá, nếu là loại tủ lạnh nhỏ 1 cửa thì chúng ta có thể để được 2 tuần. Trường hợp tủ lạnh to 2 cửa, không để cùng quá nhiều thực phẩm khác và không mở cửa thường xuyên thì thời gian dự trữ lên đến tối đa là 4 tháng.
Nếu gia đình có điều kiện, đầu tư sắm hẳn tủ đông chuyên dụng chỉ dùng để trữ sữa thì sữa mẹ có thể bảo quản tối đa trong vòng 6 tháng. Lúc này chúng ta sẽ không cần phải lo lắng đến sự biến động nhiệt độ hay nhiễm khuẩn từ các thực phẩm để chung khác nữa.
Vậy là chúng ta đã biết được sữa mẹ hút ra để được bao lâu trong từng trường hợp cụ thể rồi. Sau khi hút sữa ra, bạn có thể để trong chai/bình trữ sữa, túi trữ sữa khóa zip hoặc khay trữ sữa mẹ. Bạn nhớ ghi lại thời gian vắt sữa ra trên túi để nắm chắc được thời gian và cho bé dùng nhé.
Thụy Anh
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.