Dấu hiệu bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em

Dau Hieu Benh Viem Nao Nhat Ban O Tre Em Aytaq 1531411709

Dấu hiệu bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em

Dịch bệnh thường xảy ra vào mùa hè. Vật chủ truyền bệnh là muỗi thuộc giống Culex và Aedes trong đó muỗi Culex tritaeniorhynchus là vector (vật chủng trung gian) chính. Khi bị muỗi nhiễm virus viêm não Nhật Bản đốt, người có thể mắc bệnh viêm não Nhật Bản và bệnh thường gặp nhiều ở trẻ em. Tỷ lệ tử vong cao.

Dấu hiệu bệnh viêm não Nhật Bản

Ở mỗi thời kỳ, các dấu hiệu của bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em cũng sẽ khác nhau, đi từ nhẹ đến nặng và sau điều trị giảm dần và lành hẳn. Nếu gặp biến chứng trong quá trình điều trị, các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, có nguy cơ gây tử vong cao.

  • Thời kì ủ bệnh

Virus bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em thường ủ bệnh trong cơ thể người từ 5-15 ngày, một số trường hợp ngắn hơn chỉ từ 1-6 ngày, thậm chí chỉ trong vòng 24 giờ và không có những biểu hiện rõ rệt. Chỉ gần đến ngày khởi phát, người bệnh mới nhận thấy các dấu hiệu như là đau đầu, mệt mỏi, cảm sốt, chóng mặt, biếng ăn…

  • Thời kì toàn phát

Ở thời điểm này, các dấu hiệu bệnh xuất hiện rõ rệt gồm các triệu chứng:

Đau đầu dữ dội, cảm thấy buồn nôn.

Trẻ thở khò khè, bụng phập phồng khi nằm, khóc ré khi thay đổi tư thế hoặc gồng cứng người.

Sốt cao từ 39-40 độ, thậm chí có hiện tượng sốt xuất huyết rồi co giật, động kinh nhiều lần trong ngày, mắt trợn ngược…

Cổ cứng, giảm nhận thức, đờ đẫn, dùng đèn chiếu mắt không thấy phản ứng, dần rơi vào hôn mê.

  • Thời kì khôi phục

Nếu nhận thấy có những dấu hiệu bất ổn ban đầu và được chữa trị ngăn chặn kịp thời, khả năng chữa khỏi cho trẻ là rất cao. Ở thời điểm hồi phục, trẻ không còn hiện tượng sốt, nôn mửa, biếng ăn, thở khò khè… mà chỉ còn hơi mệt. Nên lưu ý chăm sóc kĩ lưỡng cho trẻ trong thời gian này để hiệu quả hồi phục được tốt hơn.

Dấu hiệu bệnh viêm não nhật bản ở trẻ emViêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh

Hậu quả của bệnh viêm não Nhật Bản

Dấu hiệu bệnh viêm não Nhật bản ở trẻ em là gì? Viêm não Nhật Bản là một bệnh để lại di chứng đặc biệt nặng nề. Tỉ lệ tử vong của bệnh cao (10-20%) hoặc di chứng thần kinh lớn như động kinh, giảm học lực, đần độn, liệt, thất ngôn. Các di chứng thần kinh như vậy thường chiếm hơn 50% người mắc bệnh, thường gây tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Cho đến nay, chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh này. Chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng đỡ bệnh nhân trong các đơn vị hồi sức cấp cứu (chống sốt, chống co giật, chống phù não, trợ tim mạch, hô hấp, chống rối loạn thần kinh thực vật, chăm sóc tích cực, dinh dưỡng tốt…). Trong giai đoạn phục hồi, người bệnh cũng cần được huấn luyện phục hồi chống các di chứng.

Dấu hiệu bệnh viêm não nhật bản ở trẻ em 1Thời kỳ ủ bệnh viêm não nhật bản ở trẻ em là 1 – 6 ngày

Cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Dấu hiệu bệnh viêm não Nhật bản ở trẻ em là gì? Việc phòng bệnh viêm não Nhật Bản phải là công tác tổng lực bao gồm việc phòng chống tại các ổ dịch và vùng ven bằng cách phun thuốc diệt côn trùng, dọn nước ứ đọng, phân, rác…

Với cá nhân, cần tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, sử dụng hương diệt muỗi hoặc thuốc xịt ngoài da chống muỗi đốt, gắn lưới cho tất cả các cửa nhà, cửa sổ. Khi sinh hoạt bên ngoài vào ban đêm, phải mặc quần áo dài, đi tất. Cần thông quang hoặc lấp các cống rãnh, ao vũng tù đọng quanh nhà.

Dấu hiệu bệnh viêm não nhật bản ở trẻ em 2Hãy tiêm phòng cho trẻ để phòng chống viêm não Nhật Bản

Tuy nhiên, biện pháp phòng bệnh viêm não nhật bản ở trẻ em hữu hiệu nhất là tiêm văcxin phòng viêm não Nhật Bản nhằm tạo miễn dịch chủ động. Mẹ cũng đừng lo lắng chích ngừa viêm não Nhật bản có sốt không? Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm. Văcxin viêm não Nhật Bản được tiêm khi trẻ được 1 tuổi.

Trên đây là những dấu hiệu bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em bạn cần biết để sớm phát hiện bệnh và có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Thu Hà

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *