Cách phát triển ngôn ngữ thứ 2 cho trẻ trong những năm đầu đời
Không nên nhại lại tiếng nói bi bô của con
Phụ huynh không nên giữ suy nghĩ rằng trẻ còn quá nhỏ nên hoàn toàn không biết một từ nào. Thực tế những năm đầu đời giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nền tảng ngôn ngữ. Hơn nữa trẻ em còn phát triển cấu trúc ngôn ngữ và hiểu nghĩa của từ trước khi biết nói. Vậy nên cha mẹ hãy nhớ đáp lại tiếng thì thầm, bi bô của trẻ bằng lời nói rõ ràng.
Dù trẻ nhỏ còn chưa hiểu được trọn vẹn ý nghĩa từng từ đi chăng nữa, thì vùng não ngôn ngữ sẽ được kích thích khi chúng ta nói chuyện với bé. Càng nghe nhiều ngôn ngữ thì những vùng não ấy của bé sẽ càng lớn mạnh và phát triển. Con của bạn sẽ học được nét đặc trưng của loại ngôn ngữ mà bạn nói khi bắt đầu biết xếp các từ lại với nhau.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ được tiếp xúc với hai loại ngôn ngữ từ khi mới sinh sẽ học nói hai ngôn ngữ này vô cùng lưu loát. Hơn nữa khả năng thích ứng với âm thanh và ngôn ngữ của trẻ sẽ giảm dần khi con lớn lên. Khi đạt đến độ tuổi trên 6 – 7 tuổi, trẻ sẽ cảm thấy khó khăn hơn trong việc hình thành các mối liên kết ngôn ngữ. Do đó việc học ngôn ngữ ở tiểu học cũng gặp khó khăn hơn so với khi bé học ở nhà trẻ.
Cùng ca hát, đọc sách và vui chơi với con
Vì trẻ sẽ dễ dàng học hỏi hơn khi có một quá trình tổng thể và hấp dẫn nên phụ huynh cần phải biết cách thu hút. Hãy biến ngôi nhà của bạn thành một nơi tràn ngập âm nhạc và tiếng hát, tiếng trò chuyện, đọc sách và các hoạt động vui chơi.
Thông qua nhịp điệu trong thơ ca và các bài hát, con của bạn sẽ ghi nhớ từ vựng dễ dàng hơn bởi chúng có sự tương đồng với nhau. Hãy cùng con trải qua niềm vui khi hát và đọc theo đĩa CD để học từ và cách diễn đạt, trong khi bé đang tiếp thu từ vựng, ngữ pháp và cách diễn đạt trong tâm thế vô cùng thoải mái. Nhờ vào phương pháp này, trẻ sẽ không từ chối hoặc né tránh việc học ngôn ngữ.
Cha hoặc mẹ, mỗi người nói với con một ngôn ngữ
Dạy cả 2 ngôn ngữ tại nhà là một trong những cách dạy song ngữ tốt nhất, bởi phương pháp này không hề gây căng thẳng đến bé. Do đó, hai vợ chồng bạn mỗi người nên sử dụng riêng một ngôn ngữ để dạy khi con được 10 tuổi.
Ví dụ như người cha sẽ thường xuyên nói tiếng Anh với con, trong khi mẹ thì thường nói tiếng Việt. Nhờ vào đó, trẻ sẽ học hỏi thông qua sự gắn bó và bền bỉ. Ngoài ra, để phương pháp này đạt hiệu quả cao thì cả cha và mẹ nên dành thời gian cân bằng giữa 2 ngôn ngữ khi ở bên con.
Luôn giúp con học hỏi
Ngày nay có rất nhiều gia đình thế hệ mới chỉ dùng tiếng Anh như ngôn ngữ chính, và cả cha lẫn mẹ đều không thông thạo tiếng mẹ đẻ. Nếu trường hợp đó xảy ra trong chính gia đình bạn, thì hãy cùng học tiếng mẹ đẻ với con và thể hiện sự đam mê học hỏi ngay cả khi bạn chẳng giỏi về nó.
Sự nhiệt tình, hứng thú và kiên trì của cha mẹ khi dạy con sẽ là chìa khoá dẫn đến thành công. Hiện tại đã có rất nhiều dạng lớp học ngôn ngữ để bạn lựa chọn sao cho phù hợp với bé. Từ những năm đầu đời, hãy cho con bạn được lắng nghe những bài hát ru từ nhiều ngôn ngữ khác nhau, và xem những video nổi tiếng cho trẻ em như Baby Einstein, vốn đã được viết sẵn bằng nhiều thứ tiếng. Ngoài ra thì dạy trẻ bằng sách nói đi kèm với hình ảnh cũng là một cách hay.
Hãy nhớ luôn ở bên cạnh cổ vũ con luyện tập nói cả 2 thứ tiếng, có thể là bằng cách cho con chủ động đóng vai thầy để dạy bạn ngôn ngữ còn lại.
Ngôn ngữ nếu không sử dụng sẽ mất đi
Một số trẻ khi được dạy một ngôn ngữ mới sẽ thấy ít hứng thú hoặc rất kì lạ. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi đó chỉ là vấn đề nhỏ giúp con vượt qua những khó khăn đầu đời và hoà nhập với môi trường ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ.
Một khi trẻ nghe ngôn ngữ đó nhiều lần, rào cản sẽ biến mất và trẻ sẽ thấy việc học dễ như ăn cháo. Trẻ con thích ứng rất nhanh và rất linh hoạt, chúng có thể nhanh chóng hiểu ý nghĩa, thông điệp được giảng giải và thấy thoải mái trong môi trường ngôn ngữ mới nhanh hơn người lớn rất nhiều lần.
Để bản thân “đắm chìm” vào ngôn ngữ chính là cách học ngoại ngữ nhanh nhất, do đó bạn hãy cố gắng dạy con ngôn ngữ ngay từ trong cuộc sống hằng ngày. Việc học có thể diễn ra ngay trong cộng đồng hay đơn giản là nói chuyện với hàng xóm.
Tận dụng mọi thứ để dạy con
Bạn hãy dành khoảng thời gian nhất định trong ngày để cho con xem tivi hay máy vi tính để tìm kiếm hoặc cho trẻ xem trên Youtube những video dạy văn hoá cơ bản thật vui nhộn. Để nuôi dạy nên một đứa trẻ nói được song ngữ cần có sự nỗ lực lớn từ gia đình. Và cha mẹ cũng là những người đóng vai trò quan trọng nhất.
Phụ huynh cần không ngừng nỗ lực để khiến ngôn ngữ của bạn gắn chặt với đời sống hằng ngày của trẻ, hoặc ít nhất cũng phải ở mức cơ bản. Ngôn ngữ để cho bé làm quen nên là một ngôn ngữ chính thống, tức là một ngôn ngữ vẫn còn tồn tại và được biết đến.
Thụy Anh
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.