Các bậc phụ huynh đừng quên ghi nhớ thứ tự mọc răng của bé

Cac Bac Phu Huynh Dung Quen Ghi Nho Thu Tu Moc Rang Cua Be Dybnp 1583773863

Các bậc phụ huynh đừng quên ghi nhớ thứ tự mọc răng của bé

Thường thì trong giai đoạn từ 6 tháng – 1 tuổi bạn sẽ quan sát được thứ tự mọc răng sữa ở trẻ. Đến sinh nhật 3 tuổi là con yêu đã có được một hàm răng hoàn thiện với 20 chiếc răng sữa nhỏ nhắn. Trong khoảng thời gian này, các bậc phụ huynh cũng đóng vai trò rất quan trọng giúp con có được một hàm răng khỏe đẹp về sau.

Mọc răng trễ hay sớm cũng không quá quan trọng

Thường thì trẻ nhỏ sẽ mọc những chiếc răng đầu tiên trong khoảng thời gian từ 6 tháng cho đến khi 1 tuổi. Tuy nhiên cũng có những trường hợp trẻ mọc răng sớm trước cả khoảng thời gian thông thường này. Nếu có trường hợp mọc sớm thì cũng sẽ có trường hợp mọc chậm, chẳng hạn như những bé dù đã hơn 1 tuổi vẫn chưa có chiếc răng nào nhú lên hay có dấu hiệu dự báo.

Tuy nhiên các bậc cha mẹ cũng đừng qua lo lắng khi gặp phải trường hợp trên. Bởi có thể chỉ là do con bạn có cấu trúc răng khác hoặc do di truyền nên chậm hơn các bạn cùng trang lứa. Dù bé mọc răng sớm, đúng thời gian hay muộn thì thứ tự mọc răng của bé tại hai hàm đều như nhau, tuân thủ theo một trật tự nhất định.

Các bậc cha mẹ có thể nhận biết được rõ ràng khi con có dấu hiệu mọc răng. Chẳng hạn như kích thích nước dãi chảy nhiều hơn, làm cằm nổi mẩn, ho, sốt, thích nhai cắn, chán ăn… Bạn nhớ lưu ý quan sát và có biện pháp chăm sóc con phù hợp trong thời gian này, bên cạnh theo dõi thứ tự mọc răng của bé nhé.

Các bậc phụ huynh đừng quên ghi nhớ thứ tự mọc răng của bé 1Trẻ mọc răng sớm hay trễ còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền và cấu trúc răng

Thứ tự mọc răng của bé trong giai đoạn đầu đời

Sau khi chào đời các con sẽ thay răng theo một trình tự nhất định. Dựa theo thứ tự mọc răng sữa ở trẻ sau đây, các bậc phụ huynh có thể biết được từng dấu mốc quan trọng trong hành trình mọc răng của con.

Từ 6 – 10 tháng tuổi: Lúc này trẻ đã có thể mọc 2 chiếc răng cửa dưới đầu tiên.

Từ 8 – 12 tháng tuổi: Tiếp theo sau đó thường là 2 chiếc răng cửa trên.

Từ 9 – 13 tháng tuổi: Bé con nhà bạn lại tiếp tục mọc thêm 2 chiếc răng cửa phía trên, tổng cộng hàm trên đã có 4 chiếc răng cửa.

Từ 10 – 16 tháng tuổi: Trẻ mọc đến 2 chiếc răng cửa dưới, lúc này bé đã khoe được khá nhiều răng mỗi khi cười.

Từ 13 – 19 tháng tuổi: Trẻ mọc răng hàm trên đầu tiên với 2 chiếc xinh xinh. Chúng mọc lùi về vị trí phía trong, cách một vị trí so với 4 chiếc răng cửa trên đầu tiên.

Từ 14 – 18 tháng tuổi: Thứ tự mọc răng của bé lúc này là tiếp tục mọc đến 2 răng hàm dưới. Đồng thời cũng giống 2 răng hàm trên mọc cách 1 vị trí so với 4 chiếc răng cửa dưới đầu tiên.

Từ 16 – 22 tháng tuổi: Hai chiếc răng nanh hàm trên mọc giúp lấp đầy vị trí bỏ trống.

Từ 17 – 23 tháng tuổi: Xuất hiện tiếp 2 răng nanh hàm dưới. Từ giờ bé đã có được một nụ cười nhe răng hoàn chỉnh.

Từ 23 – 31 tháng tuổi: Đến 2 răng hàm tiếp theo phía dưới. Giai đoạn này trẻ cũng không mấy khó chịu khi mọc răng bởi còn đang bận rộn khám phá thế giới xung quanh.

Từ 25 – 33 tháng tuổi: 2 răng hàm trên cuối cùng sẽ mọc lên và hoàn thành thứ tự mọc răng của bé với đủ 20 chiếc răng sữa.

Các bậc phụ huynh đừng quên ghi nhớ thứ tự mọc răng của bé 2Quan sát thứ tự mọc răng của bé để sớm có phương án dinh dưỡng thích hợp

Chăm sóc con khi đang mọc răng

Bên cạnh thứ tự mọc răng của bé thì việc chăm sóc con trong giai đoạn này cũng rất quan trọng. Trước khi răng nhú thì các mẹ có thể thấy phần lợi sưng đỏ và sưng to, kèm theo đó là các triệu chứng sốt nhẹ, lười ăn và quấy khóc. Lúc này chúng ta nên chăm sóc và vỗ về con. Đồng thời cũng phải thay đổi chế độ ăn với bột sữa, cháo loãng cho phù hợp.

Khi mọc răng con cũng hay ngứa, đau nước và sốt (thường khi trẻ mọc răng hàm). Nếu chỉ là ngứa nướu thì mẹ có thể cho con nhai núm vú giả khi cảm thấy khó chịu. Còn trường hợp đau hoặc sốt thì chúng ta cũng sử dụng được paracetamol (thuốc hạ sốt thông dụng cho trẻ nhỏ trên 1 tuổi) với liều lượng phù hợp theo chỉ định.

Đồng thời hãy áp dụng khăn lạnh, là một chiếc khăn sạch, ẩm được ủ trong tủ lạnh 15 phút đem ra cho con nhai. Theo thứ tự mọc răng của bé, nếu thấy có những lúc trẻ đi ngoài phân loãng, sệt mỗi ngày 3 – 4 lần trong 3 – 7 ngày thì phải xử lý sớm.

Khi lượng phân và lượng nước ra ít thì vẫn cho ăn uống bình thường và không cần bù nước. Còn nếu phân nhiều nước và đi ngoài nhiều thì hãy đưa con đi bệnh viện ngay. Trong bữa ăn khi mọc răng cũng nên chú ý cho con dùng thêm ít nước tráng miệng, lấy khăn mềm lau hoặc đánh răng cho bé. Các mẹ nhớ làm thường xuyên và nhiều lần trong ngày giúp bé nhé.

Các bậc phụ huynh đừng quên ghi nhớ thứ tự mọc răng của bé 3Nếu bé bị ngứa nướu thì các mẹ có thể sử dụng núm vú giả cho con nhai

Bên cạnh quan sát thứ tự mọc răng của bé bạn cũng nên quan tâm đến việc bổ sung canxi cho răng bé chắc khỏe và phát triển toàn diện. Từ lúc mới bắt đầu mọc răng sữa cho đến khi phát triển hoàn chỉnh thì con nên được bác sĩ nha khoa theo dõi. Nhờ đó chúng ta có thể tham khảo ý kiến chuyên môn sớm nếu muốn niềng răng cho bé.

Thụy Anh

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *