Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em có chữa được không?
Đa số bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em đều cần được nhập viện để điều trị tích cực.
1. Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em
Nhiễm trùng máu có thể gặp ở mọi trẻ em, đặc biệt là trên thể trạng của trẻ có tổn thương ngoài da như viêm da, mụn nhọt, các ổ áp-xe, viêm phổi, tiêu chảy do vi khuẩn đường ruột, viêm màng não mủ… Nguyên nhân của bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em thường do các loại vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, E.coli, Klebsiella, Pseudomonas…
Dấu hiệu nhận biết bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ thường là sốt cao hoặc hạ thân nhiệt, nhịp tim nhanh, thở nhanh, bạch cầu tăng, trẻ đi tiểu buốt, són tiểu, tiểu nhiều lần (nhiễm khuẩn đường tiết niệu); cũng có thể tiêu chảy ra máu (nhiễm khuẩn đường ruột). Nguy cơ bệnh thường gặp nhiều ở trẻ chưa được tiêm chủng ngừa, suy dinh dưỡng, trẻ sinh thiếu tháng, trẻ bị suy giảm miễn dịch, đang điều trị corticoid, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh…
2. Nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em
Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em có thể gặp ở mọi trẻ em, nhất là trên thể trạng của trẻ có tổn thương ngoài da như viêm da, mụn nhọt, viêm răng lợi, các ổ áp-xe, viêm phổi, tiêu chảy do vi khuẩn đường ruột, viêm màng não mủ…
Nguyên nhân của bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em là do các loại vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, E.coli, Klebsiella, Pseudomonas… Nguy cơ mắc bệnh thường gặp nhiều ở trẻ chưa được tiêm chủng ngừa, suy dinh dưỡng, trẻ sinh thiếu tháng, trẻ bị suy giảm miễn dịch, đang điều trị corticoid, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh…
Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em là một rối loạn cực kỳ phức tạp liên quan đến sự hoạt hóa của rất nhiều cơ chế khác nhau, nhưng chồng chéo và tương tác với nhau trong cơ thể khi nhiễm bệnh, như các hệ thống gây viêm, chống viêm, đông máu và hệ thống khác.
3. Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em có chữa được không?
Mặc dù, tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng máu, nhất là bệnh nhi có biểu hiện suy đa tạng còn khá cao, tuy nhiên bệnh nhân hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
4. Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?
Nhiễm trùng máu không phải là bệnh lý ung thư. Nhiễm trùng máu ở trẻ là căn bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu của trẻ, sản sinh ra những độc tố khiến trẻ bị nhiễm độc và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Nhiễm trùng máu ở trẻ em gây ra hàng loạt thay đổi trong cơ thể gây tổn thương các cơ quan như gan, thận và khiến sức khỏe người bệnh suy giảm nhanh. Bên cạnh đó cơ chế đông máu trong giai đoạn máu bị nhiễm trùng làm giảm lưu lượng máu di chuyển đến chân tay cũng như cơ quan nội tạng dẫn đến việc cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy.
Trường hợp xấu nhất của nhiễm trùng máu là gây ra chứng hạ huyết áp hay sốc nhiễm khuẩn. Điều này khiến suy giảm chức năng ở một số cơ quan như phổi, gan, thận, thậm chí có thể đe doạ tính mạng người bệnh.
5. Điều trị bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em như thế nào?
Thông thường để chẩn đoán chính xác liệu trẻ có mắc nhiễm trùng máu hay không, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cơ bản (công thức máu ± CRP) và nếu bị nhiễm trùng máu thì kết quả có tình trạng phản ứng của cơ thể đối với hiện tượng viêm nhiễm (bạch hầu tăng cao, CRP tăng…).
Bệnh nhân sẽ được nhập viện và làm thêm một số xét nghiệm khác để xác định nơi bị nhiễm trùng ( họng, tai, đường tiêu hoá, đường tiểu…) và tùy nguyên nhân nhiễm trùng là gì và khả năng đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh mà thời gian điều trị khác nhau.
Khuyến cáo xử trí nhiễm trùng máu hiện nay dựa trên những nguyên tắc sau:
- Kiểm soát nhiễm trùng: Loại bỏ sớm tác nhân gây bệnh khỏi cơ thể là ưu tiên đầu tiên trong xử trí nhiễm trùng huyết. Chẳng hạn, cần bắt đầu điều trị kháng sinh tĩnh mạch ngay trong những giờ đầu tiên sau khi nghi ngờ chẩn đoán bệnh và sau khi lấy máu cấy.
- Can thiệp thủ thuật nhằm loại bỏ các nguồn gốc nhiễm trùng. Ngay sau khi có được thông tin chính xác về vi khuẩn gây bệnh, cần điều chỉnh kháng sinh theo hướng sử dụng kháng sinh đặc hiệu để diệt chủng vi khuẩn gây bệnh và giảm độc tính do thuốc.
- Điều trị hồi sức tích cực: Tăng cường chức năng tim mạch, tuần hoàn ngay trong giai đoạn sớm của của nhiễm trùng huyết sẽ giảm đáng kể tỷ lệ tử vong.
- Các phương pháp điều trị bổ sung: Sử dụng phù hợp các loại thuốc chống viêm, chống chảy máu, chống đông máu, nâng huyết áp…
- Thời gian điều trị nhiễm trùng máu khoảng 7-14 ngày nếu đáp ứng tốt, trẻ có thể xuất viện và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, một số ít bé không đáp ứng phải được tầm soát thêm một số xét nghiệm chuyên sâu hơn và thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn.
Thu Hà
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.