5 tác hại phấn rôm nếu lạm dụng quá nhiều
Phấn rôm là loại mỹ phẩm rất quen thuộc với các bé và được các bà mẹ sử dụng rất nhiều cho trẻ sơ sinh. Tác dụng phấn rôm thì không thể phủ nhận nhưng theo một số báo cáo từ các Trung tâm kiểm soát chất độc các nước cho thấy tác hại phấn rôm khi dùng quá nhiều sẽ tiềm ẩn những mối lo ngại khó lường đối với sức khỏe trẻ nhỏ mà ít người được biết.
Phấn rôm dễ gây kích ứng cho da của trẻ nhỏ
Thành phần chính của phấn rôm là gì? Bao gồm bột talc, muối canxi, muối kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm. Bột talc là một khoáng chất rất mềm với công dụng hút ẩm nên được dùng để thoa lên các vùng da có nếp gấp dễ đổ mồ hôi như cổ, bẹn, nách nhằm tránh hăm ướt. Tuy nhiên, khả năng thấm hút của phấn rôm lại không bằng việc sử dụng tã, đồng thời dễ gây kích ứng cho da của trẻ – tác hại phấn rôm ít ai ngờ. Ngoài ra, tác dụng chống ma sát của phấn rôm cũng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Tác hại phấn rôm nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ em. Trái với suy nghĩ thông thường, phấn rôm không có tác dụng trị rôm sảy như nhiều người nghĩ, thậm chí những bột phấn li ti còn làm bít lỗ chân lông gây ra bệnh viêm da, hăm da nặng cho trẻ.
Phấn rôm có thể làm tắc nghẽn đường thở
Không chỉ thẩm thấu qua da, phấn rôm cũng dễ dàng xâm nhập vào bên trong cơ thể trẻ qua đường hô hấp gây sưng viêm phổi, nghẽn đường thở. Với kích thước rất nhỏ, các hạt bột phấn len lỏi vào phế nang của trẻ cản trở hoạt động hô hấp của nhung mao. Bụi phấn tích tụ trong phổi làm tắc nghẽn đường thở khiến cho hoạt động hô hấp trở nên khó khăn. Theo thời gian biểu hiện lâm sàng tăng dần, nặng thì viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, tắc nghẽn tiểu phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi. Tác hại phấn rôm này để lại hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.
Bệnh bụi phổi do hít phải phấn rôm lâu ngày cũng là một trong những nguy cơ tiềm ẩn từ việc dùng phấn rôm trong thời gian dài. Bột talc, silica và amian có trong thành phần phấn rôm tích tụ lâu ngày trong phổi gây xơ hóa mô kẽ và tạo các u hạt.
Tác hại phấn rôm – có thể gây ung thư
Kết quả của nhiều nhiều nghiên cứu đã cho thấy có sự xuất hiện của bột talc trong các khối u buồng trứng ở phụ nữ thường xuyên dùng phấn rôm cho vùng sinh dục. Khi sử dụng quá nhiều phấn rôm trong thời gian dài, các phân tử bột talc có thể xâm nhập vào tử cung, tích tụ ở đó ngày càng nhiều, sẽ gây ra viêm nhiễm mạn tính, và là cơ hội tăng nguy cơ ung thư. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo cho các bà mẹ thường xuyên dùng phấn rôm ở vùng sinh dục các bé gái có thể làm tăng nguy cơ ung thư nhiều năm về sau.
Gây hại vùng kín
Nhiều chị em hay sử dụng sản phẩm này để trị rôm sảy cho trẻ em mùa nắng nóng hay thoa vào “vùng kín”. Nhưng đây chưa chắc là một việc làm vô hại.
Trước khi dẫn tới ung thư, tác hại phấn rôm ban đầu có thể gây ra dị ứng, viêm nhiễm vùng kín với các biểu hiện đặc trưng như là bị ngứa âm đạo, khí hư ra nhiều và có mùi khó chịu… do phấn rôm làm cơ quan sinh dục bị bí, không thoáng để thoát mồ hôi.
Bôi phấn rôm lên mặt có tốt không?
Theo nhiều nghiên cứu mới đây, bột talc chia làm 2 loại là có mi-ăng và không có mi-ăng. Trong đó, loại bột talc có mi-ăng thì gây hại, loại không có mi-ăng được FDA (Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ) chứng nhận an toàn. Và tác hại phấn rôm chủ yếu ở loại có mi-ăng.
Loại không có mi-ăng cũng chính là loại bột talc được dùng trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và một số loại thuốc. Phấn rôm ngày nay được dùng phổ biến để bôi ngoài da cho trẻ em.
Thời gian gần đây, giới trẻ bắt đầu xuất hiện trào lưu bôi phấn rôm lên mặt thay cho phấn phủ khi trang điểm.
Đa số người dùng cho rằng phấn rôm là sản phẩm cho em bé, tuyệt đối an toàn nên người lớn dùng tốt.
Đây thật sự là một quan niệm còn sai lệch bởi nhiều người chưa biết tác hại phấn rôm nếu hít phải quá nhiều. Phấn rôm dù thật sự vẫn có ích nhưng lạm dụng bôi phấn rôm lên mặt sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hại về sau cho làn da, sức khỏe.
Ánh Phạm
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.