Thiếu estrogen gây ảnh hưởng gì đối với phụ nữ?

Thieu Estrogen Gay Anh Huong Gi Doi Voi Phu Nu Kdkol 1598363076

Thiếu estrogen gây ảnh hưởng gì đối với phụ nữ?

Thiếu estrogen gây ảnh hưởng gì đối với phụ nữ? Nếu bị thiếu hụt estrogen có thể sẽ gặp các triệu chứng giống như mãn kinh, chẳng hạn như bốc hỏa, khó ngủ và khô âm đạo.

Một số yếu tố làm giảm mức estrogen trong cơ thể

Một số yếu tố gây ra mức estrogen thấp, chúng bao gồm:

  • Tập thể dục quá sức.
  • Bệnh thận mãn tính.
  • Hội chứng Turner (một rối loạn trong đó một phụ nữ được sinh ra chỉ với một nhiễm sắc thể X).
  • Một tuyến yên hoạt động thấp.
  • Chán ăn hoặc rối loạn ăn uống khác.
  • Suy buồng trứng sớm hoặc bất kỳ rối loạn tự miễn nào khác.
  • Thắt ống dẫn trứng có thể vô tình cắt giảm nguồn cung cấp máu đến buồng trứng và làm giảm nồng độ estrogen.
  • Thiếu magiê.
  • Thuốc tránh thai ức chế cả estrogen và progesterone.
  • Suy giáp.
  • Mệt mỏi tuyến thượng thận.
  • Nấm men phát triển quá mức với độc tố nấm men ngăn chặn các vị trí thụ thể hormone.
Thiếu estrogen gây ảnh hưởng gì đối với phụ nữ? 1Chán ăn hoặc rối loạn ăn uống khác cũng làm hàm lượng estrogen giảm

Thiếu estrogen gây ảnh hưởng gì đối với phụ nữ?

Hàm lượng estrogen trong cơ thể người phụ nữ cao nhất ở độ tuổi dậy thì và trong thời kỳ mang thai. Sau đó sẽ giảm mạnh vào thời kỳ sau khi sinh và thời kỳ mãn kinh. Cứ 10 năm thì lượng hormone sinh dục nữ trong cơ thể lại giảm đi 15% cho đến khi người phụ nữ được 55 tuổi thì chỉ còn 10% so với khi còn trẻ.

Tình trạng thiếu estrogen sẽ gây ra nhiều thay đổi trong cơ thể người phụ nữ:

Thay đổi về kinh nguyệt: Kinh mau, kinh thưa, thiểu kinh, vòng kinh ngắn dần, lượng kinh ít dần rồi ngừng hẳn. Ðó là những vòng kinh không phóng noãn (không rụng trứng).

Hội chứng rối loạn vận mạch: Có những cơn bốc hỏa, nóng bừng ở phần trên của cơ thể, lan lên cổ, lên mặt, làm người nóng, giãn mạch nên mặt đỏ bừng. Lạnh đầu chi, ra mồ hôi về ban đêm làm mất ngủ, người lúc nóng, lúc lạnh. Chóng mặt, nhức đầu do rối loạn thăng bằng, nhiều khi thấy đất trời ngả nghiêng, chao đảo có cảm giác như say xe, say tàu.

Rối loạn về tâm thần: Lo lắng, hồi hộp, nhiều khi tim đập nhanh, giảm trí nhớ, hay quên, bắt đầu xuất hiện những triệu chứng của bệnh Alzheimer, không tập trung tư tưởng, thay đổi tính tình, hay cáu gắt, hờn giận, mất bình tĩnh, mất tự tin, dễ buồn nản và lâm vào tình trạng trầm cảm.

Thay đổi về giải phẫu: Vì mất tổ chức mỡ dưới da làm da mất chun giãn không còn trơn bóng nữa, trở nên nhăn nheo, ngực vì thế cũng lép theo. Các tuyến mồ hôi, tuyến bã giảm hoạt động nên lông, tóc khô giòn, dễ gẫy, bạc màu, dễ rụng.

Giảm thiểu đường tiết niệu: Niệu đạo ngắn, trương lực cơ bàng quang kém, cơ thắt cổ bàng quang yếu nên dễ bị són tiểu, nước tiểu lắng đọng ở bàng quang, dễ viêm nhiễm đường tiết niệu.

Thay đổi về cơ quan sinh sản: Buồng trứng, tử cung, cổ tử cung teo nhỏ, các tuyến giảm thiểu, ít chế tiết chất nhầy, dễ viêm nhiễm do tạp khuẩn. Ðau và dễ bị tổn thương khi sinh hoạt tình dục. Giảm khoái cảm và ham muốn tình dục.

Thiếu estrogen gây ảnh hưởng gì đối với phụ nữ? 2Thiếu hụt estrogen khiến chị em thay đổi kinh nguyệt, luôn lo lắng và giảm ham muốn…

Ảnh hưởng đến khung xương: Giảm đưa canxi vào xương dẫn đến loãng xương rồi mất xương, lún, xẹp các đốt sống, giảm chiều cao, lưng còng, xương giòn, xốp, dễ gẫy. Dễ bị gẫy đầu dưới xương quay, gẫy cổ xương đùi.

bệnh tim mạch: Tăng 2-4 lần so với người chưa mãn kinh. Tăng huyết áp, tăng bệnh mạch vành, tăng nguy cơ huyết khối.

Bệnh ung thư: Dễ bị ung thư vú, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư cổ tử cung.

Làm thế nào để biết nồng độ estrogen đang giảm?

Thông thường, bác sĩ sẽ bắt đầu quá trình chẩn đoán thiếu hụt estrogen với việc:

  • Khám sức khỏe tổng quát
  • Kiểm tra tiền sử bệnh
  • Xem xét các triệu chứng, bao gồm cả những dấu hiệu liên quan đến rối loạn tuyến giáp

Bên cạnh đó, để xác định nguyên nhân gây suy giảm hormone, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm máu nhằm kiểm tra nồng độ estrogen.

Thiếu estrogen gây ảnh hưởng gì đối với phụ nữ? 3Để biết sự thiếu hụt estrogen, chị em hãy chủ động đi xét nghiệm để bác sĩ chuẩn đoán.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể tiến hành một số xét nghiệm bổ sung khác nhằm loại trừ những vấn đề sức khỏe có biểu hiện tương tự với dấu hiệu thiếu hụt estrogen.

Bổ sung estrogen cho cơ thể bằng cách nào?

Sau tuổi 30, buồng trứng ở cơ thể phụ nữ bắt đầu giảm hoạt động dẫn tới lượng hormone sinh dục nữ bắt đầu bị suy giảm. Chính vì thế, đây chính là thời điểm bắt đầu phải bổ sung estrogen cho cơ thể.

Một số thực phẩm giúp bổ sung hormone sinh dục nữ như đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành. Trong đậu nành có chứa hàm lượng isoflavone rất lớn. Đây là một hợp chất tương tự như estrogen. Sử dụng đậu nành thường xuyên giúp tăng cường hormone sinh dục nữ cho cơ thể, hỗ trợ sinh lý nữ hiệu quả.

Một số thực phẩm khác cũng có tác dụng bổ sung hormone sinh dục nữ cho cơ thể như đu đủ, quả anh đào, hạt mè, hạt lanh.

Như vậy, có thể thấy rằng tình trạng thiếu hụt estrogen liên quan đến nhiều vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể của phụ nữ. Vì vậy, nếu bạn bắt gặp bất kỳ dấu hiệu suy giảm nồng độ estrogen nào như đã được đề cập bên trên, hãy mau chóng tìm gặp bác sĩ để được điều trị hiệu quả.

Thanh Hoa

Nguồn Tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *