Tần suất sử dụng nước súc miệng thế nào cho khoa học?

Tan Suat Su Dung Nuoc Suc Mieng The Nao Cho Khoa Hoc Bfwve 1560097333

Tần suất sử dụng nước súc miệng thế nào cho khoa học?

Nước súc miệng chuẩn được nhiều nha sĩ khuyên dùng là loại có các thành phần: chlorhexidine, sanguinarine, phenolic, cetylpyrinidium chloride… Dùng nước súc miệng sẽ làm giảm lượng vi khuẩn trong miệng, giúp hơi thở thơm tho trong vòng 7-8 giờ. Cũng nên nhớ chọn loại nước súc miệng có fluor để giúp cho răng chắc khỏe, loại trừ các mảng bám và phòng ngừa sâu răng.

1. Tần suất sử dụng nước súc miệng thế nào cho khoa học?

Nếu mục đích sử dụng nước súc miệng là làm hạn chế hôi miệng thì phải lưu ý đến lượng cồn trong dung dịch. Dù lượng cồn giúp cho hơi thở thơm tho nhưng nhiều quá lại làm khô khoang miệng, từ đó hơi thở sẽ nặng mùi. Nước súc miệng chỉ có tác dụng sát khuẩn, hạn chế sâu răng nhưng không làm trắng răng, không chữa được sâu răng.

Tần suất sử dụng nước súc miệng thế nào cho khoa học? Phải biết cách dùng nước súc miệng thì hiệu quả mới tốt. Nếu dùng đúng cách sẽ diệt các vi khuẩn bất lợi trong khoang miệng vốn gây hại cho răng; nếu không dùng đúng thì sẽ diệt các vi khuẩn có lợi, làm thay đổi môi trường cân bằng trong khoang miệng, đôi lúc làm rối loạn vị giác, kích ứng miệng lưỡi, hư mảng trám răng.

Tần suất sử dụng nước súc miệng thế nào cho khoa học?Để phát huy tốt tác dụng của nước súc miệng, nên dùng 2-3 lần/ngày

Tần suất sử dụng nước súc miệng thế nào cho khoa học thì nên biết để phát huy tốt tác dụng của nước súc miệng, nên dùng 2-3 lần/ngày. Trường hợp nước súc miệng có chứa fluor thì chỉ nên dùng 1 lần/ngày sau khi đánh răng buổi tối. Nếu dùng nước súc miệng thường xuyên và lâu dài có thể gây kích ứng, nóng rát lưỡi, nướu, khoang miệng. Lúc này nên tạm ngưng 3-5 ngày, sau đó dùng lại từ 3 đến 5 ngày rồi tiếp tục nghỉ.

Không nên dùng nước súc miệng để thay kem đánh răng. Nên xem nước súc miệng như một phương pháp hỗ trợ kem đánh răng trong việc làm sạch các mảng bám, vi khuẩn trong miệng… Nên ngậm nước súc miệng khoảng 30 giây rồi nhổ, không được nuốt, vì cơ thể đôi khi dị ứng với một chất nào đó trong nước súc miệng. Sau khi dùng nước súc miệng, không nên ăn hay đánh răng trong vòng nửa giờ.

2. Làm thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu khi sử dụng nước súc miệng?

Tần suất sử dụng nước súc miệng thế nào cho khoa học? Mỗi loại sản phẩm đều có nhãn hướng dẫn sử dụng riêng, tuy nhiên đây là vài mách nhỏ giúp bạn có thể sử dụng nước súc miệng đúng cách.

Bạn có thể súc miệng trước hoặc sau khi chải răng và dùng chỉ nha khoa.

Tần suất sử dụng nước súc miệng thế nào cho khoa học? 1Bạn có thể súc miệng trước hoặc sau khi chải răng

Tần suất sử dụng nước súc miệng thế nào cho khoa học? Hãy súc miệng trong vòng từ 30–60 giây. Việc súc miệng trong khoảng thời gian ít hơn 30 giây không đủ mang lại hiệu quả diệt khuẩn. Ngược lại, việc súc miệng trong hơn 60 giây lại có tác dụng tẩy sạch quá mức, có thể gây hại cho răng.

Bạn cần phải kiên trì thực hiện thói quen này mỗi ngày. Nếu nước súc miệng của bạn có chứa thành phần giúp làm trắng răng hoặc ngăn ngừa tình trạng chảy máu nướu, bạn có thể sẽ nhận thấy hiệu quả của sản phẩm sau vài tuần sử dụng.

3. Sai lầm gây họa khi dùng nước súc miệng sai cách

Tần suất sử dụng nước súc miệng thế nào cho khoa học? Và sai lầm gây họa khi dùng nước súc miệng sai cách là gì? Dưới đây là những lưu ý khi dùng nước súc miệng:

  • Ngậm nước súc miệng quá nhanh hoặc quá lâu

Chỉ ngậm nước súc miệng vài giây đã nhổ ra, chất kháng khuẩn chưa kịp “hành động’. Hoặc ngược lại, nếu ngậm lâu thì nước súc miệng sẽ gây tổn thương cho niêm mạc miệng vốn mỏng manh.

Tần suất sử dụng nước súc miệng thế nào cho khoa học? 20-30 giây là thời gian cần thiết để các hoạt chất trong nước súc miệng phát huy tác dụng.

  • Tự ý pha loãng nước súc miệng

Nếu trên hướng dẫn sử dụng không nói gì về việc pha loãng thì bạn không dại gì mà pha thêm nước. Vì sẽ khiến nồng độ hoạt chất bị loãng, không đủ sức diệt khuẩn.

Tần suất sử dụng nước súc miệng thế nào cho khoa học? 2Tự ý pha loãng nước súc miệng
  • Dùng nước súc miệng quá 3 lần/ngày

Nước súc miệng đem lại cảm giác thoải mái nên một số người hay lạm dụng. Việc dùng quá nhiều lần trong ngày sẽ gây khô miệng do nồng độ cồn trong loại chế phẩm này khá cao, lâu ngày có thể dẫn đến hôi miệng.

  • Dùng nước súc miệng thay kem đánh răng

Do cách sử dụng đơn giản và thuận tiện nên không ít người dùng nước súc miệng thay cho việc đánh răng.

Đây là một sai lầm, vì sản phẩm này chứa các hoạt chất sát khuẩn nhẹ, công dụng của nước súc miệng chỉ có thể bổ sung chứ không thay thế kem đánh răng được. Chỉ sau khi đánh răng bạn mới nên dùng chúng.

  • Ăn uống ngay sau khi dùng nước súc miệng

Nếu bạn ăn uống khi vừa dùng nước súc miệng sẽ khiến các hoạt chất mất tác dụng vì chúng bị cuốn theo tuyến nước bọt. Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên ăn uống sau khi dùng nước súc miệng 30 phút.

  • Cho trẻ dùng “thả phanh” nước súc miệng

Tần suất sử dụng nước súc miệng thế nào cho khoa học? Nếu trẻ lỡ nuốt phải trong lúc súc miệng có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc ảnh hưởng đến não bởi chất fluor có “khá nhiều” trong thành phần tạo phẩm…

Hơn nữa, da khoang miệng của trẻ rất mỏng nên hàm lượng cồn trong nước súc miệng có thể làm chúng bị tổn thương. Vì vậy, bạn nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nước súc miệng và chọn cho trẻ loại không chứa cồn.

Vậy tần suất sử dụng nước súc miệng của bạn đã khoa học? Hãy tìm hiểu ngay những thông tin trong bài viết trên để biết nhé!

Thu Hà 

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *