Nấm linh chi là gì? Cách dùng nấm linh chi hiệu quả

Nam Linh Chi La Gi Cach Dung Nam Linh Chi Hieu Qua Apvhz 1576666552

Nấm linh chi là gì? Cách dùng nấm linh chi hiệu quả

Chúng ta cùng tìm hiểu Nấm linh chi và cách dùng loại nấm này sao cho đúng, tốt cho sức khỏe nhé!

1. Nấm linh chi là gì?

Nấm linh chi biết tới với tên khoa học là Ganoderma lucidum. Đây là một trong những loại thảo dược hóa gỗ. Cây thường sống 1 năm hoặc có thể lâu hơn. Ban đầu mới mọc, nấm có màu trắng sữa nhưng khi già chúng chuyển sang màu nâu sậm, nâu đỏ hoặc đỏ vàng.

Về hình thái bên ngoài, nấm linh chi có mũ nấm hình tròn méo, bề mặt hơi nhăn nheo. Ở một số loại, cây có hình giống sừng hươu hoặc quả thận. Đây là một loại thảo dược được sử dụng trong Đông y từ rất lâu. Vậy công dụng của nấm linh chi là gì?

Theo quan niệm của đông y, nấm linh chi có vị đắng, tính hàn, có lợi về kinh tâm, phế, can, thận và có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Đây là sản phẩm tốt cho sức khoẻ đã được khoa học chứng minh.

Bạn có thể dùng linh chi dưới dạng bột nghiền mịn pha với nước uống, hoặc thái lát mỏng vào phích nước nóng, hãm khoảng 1 giờ, và sau đó uống dần trong ngày. Nấm linh chi là thực phẩm tốt cho sức khỏe người sử dụng.

Nấm linh chi là gì? Cách dùng nấm linh chi hiệu quả 1Bạn có thể dùng linh chi dưới dạng bột nghiền mịn pha với nước uống, hoặc thái lát mỏng

Hoặc bạn có thể dùng nấm linh chi  nấu các loại canh thịt hay súp bồi bổ cho người mới ốm dậy và người già yếu.

2. Cách dùng nấm linh chi hiệu quả

Đối tượng dùng nấm linh chi

Nấm linh chi rất tốt cho người bệnh cao huyết áp nhưng nó lại có hại với những người huyết áp thấp hay người bệnh chuẩn bị phẫu thuật.

Bởi với những người bệnh huyết áp thấp khi sử dụng nấm linh chi làm chỉ số huyết áp xuống quá thấp. Từ đó sẽ gây nên tình trạng hoa mắt chóng mặt, buồn nôn và ảnh hưởng không tốt đến tình trạng hình thành các mạch máu, tình trạng chảy máu mất kiểm soát.

Hướng dẫn một số cách dùng nấm linh chi hiệu quả

Nấm Linh Chi thường dùng dưới dạng tươi hoặc khô với nhiều hình thức sử dụng khác nhau. Cụ thể như:

Sắc nước nấm linh chi uống

Nguyên liệu: Sử dụng 50 gram nấm linh chi rửa sạch

Thực hiện:

  • Bước 1: Cho nấm vào ấm sắc chung với 1 lít nước; Sau khi nước sôi để khoảng 2 – 3 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 2: Sau 5 – 10 phút bật lửa và tiếp tục đun sôi.
  • Bước 3: Khi nước thuốc cạn còn 800 ml, tắt bếp và lọc lấy nước.

Phần nấm đem thái thành từng lát nhỏ và đổ thêm nước vào nấu lần 2. Thực hiện tương tự với lần nấu 3. Sau 3 lần nấu sẽ thu được 2 lít nước thuốc.

Nấm linh chi là gì? Cách dùng nấm linh chi hiệu quả 2Nước sắc nấm linh chi có tác dụng làm đẹp da và mượt tóc.

Chờ nước nguội cho vào chai và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, dùng dần. Nước sắc nấm linh chi có tác dụng làm đẹp da và mượt tóc.

Hãm trà

Có thể sử dụng nấm dưới dạng bột, tháo lát hoặc vụn để hãm trà. Cách chế trà linh chi đơn giản như sau:

  • Trà nấm linh chi và hoàng kỳ: Sử dụng linh chi và hoàng kỳ, mỗi vị có lượng bằng nhau. Đem dược liệu đi tán vụn và trộn đều. Mỗi ngày dùng 10 gram hãm trong nước sôi khoảng 20 phút rồi uống. Tiêu thụ thường xuyên loại trà này giúp chữa rối loạn lipid, bổ khí ích tỳ và trị suy nhược cơ thể.
  • Trà nấm linh chi và cam thảo: Dùng 120 gram nấm và 1000 gram cam thảo đem phơi khô và tán vụn. Mỗi ngày dùng 20 – 30 gram hãm với nước sôi khoảng 20 phút và uống. Có thể uống thay trà nhằm giúp chữa suy nhược thần kinh, cơ thể hoặc cải thiện triệu chứng viêm gan mạn tính. Đồng thời giúp tăng cường chức năng thận.
  • Trà linh chi và nhân sâm: Sử dụng 5 gram nhân sâm và 10 gram nấm đem thái vụn và hãm nước sôi uống. Trà này có tác dụng cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh và cơ thể. Đồng thời giúp hỗ trợ điều trị huyết áp thấp và thiểu năng tuần hoàn não. Tuy nhiên, chúng không sử dụng ở người mắc bệnh huyết áp cao.
  • Trà linh chi kết hợp ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng): Sử dụng 10 – 15 gram bột linh chi trộn với ngân nhĩ đem hãm trong nước sôi. Sau khoảng 20 phút hãm có thể uống được. Trà thảo dược nấm linh chi và mộc nhĩ trắng có tác dụng an thần ích trí, tư âm nhuận phế và chỉ khái trừ đàm. Do đó, rất hữu ích đối với bệnh nhân bị hen phế quản, viêm phế quản mạn và suy nhược thần kinh.

Ngâm rượu

Dùng 200g nấm Linh Chi khô đem thái lát hoặc để nguyên đều được.

Cho nấm vào bình thủy tinh và đổ ngập rượu (khoảng 2 lít rượu có trắng 39 độ cồn).

Đậy kín nắp và ngâm trong 30 ngày. Trong quá trình ngâm thi thoảng nên lắc bình để rượu giúp giải phóng dược chất có lợi trong nấm.

Nấm linh chi là gì? Cách dùng nấm linh chi hiệu quả 3Rượu nấm Linh Chi nên uống sau bữa ăn để tăng tác dụng và giảm nguy cơ rượu gây kích ứng dạ dày.

Rượu nấm Linh Chi nên uống sau bữa ăn để tăng tác dụng và giảm nguy cơ rượu gây kích ứng dạ dày. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 – 2 ly nhỏ, tương đương 5 – 10 ml.

Chế biến món ăn

Có thể thêm nấm Linh Chi vào thực đơn ăn hàng ngày thông quá cách chế biến món ăn. Một số món ăn bổ dưỡng từ nấm giúp tăng sức đề kháng và thúc đẩy tốc độ bình phục bệnh ở người già và người mới ốm dậy như canh nấm, súp hoặc các món hầm mềm,…

Sử dụng các thực phẩm chức năng chứa thành phần nấm linh chi

Sử dụng các thực phẩm chức năng có nấm linh chi là phương pháp khá đơn giản mà công hiệu. Thay vì việc sơ chế nấm mất thời gian, bạn có thế dễ dàng sử dụng mà độ hấp thu không thua kém so với sử dụng nấm linh chi tươi. Các sản phẩm có thành phần nấm linh chi giúp bồi bổ sức khỏe, bổ khí huyết, dưỡng tâm an thần cho người sử dụng.

Vifa xin giới thiệu sản phẩm Linh Chi Sâm – Bổ Khí Huyết, Dưỡng Tâm An Thần giúp bạn bảo vệ sức khỏe. Sự kết hợp giữa Linh chi và Nhân Sâm giúp nâng cao sức khỏe cho người sử dụng, bồi bổ cơ thể suy nhược, kiệt sức, mệt mỏi và trong thời gian dưỡng bệnh; trị suy nhược thần kinh, làm hạ cholesterol máu và phòng và chống viêm gan vô cùng hiệu quả.

Trên là các cách sử dụng nấm linh chi hiệu quả bạn cần biết. Nấm linh chi là thảo dược quý hiếm giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết đối với sức khỏe chúng ta. Khi sử dụng đúng liều và lượng thường đem lại lợi ích sức khỏe cao cho người sử dụng.

Thanh Hoa

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *