Mẹ bầu thắc mắc: Uống canxi có nóng không?
Để tìm hiểu về vấn đề này, hãy cùng Vifa tìm hiểu các thông tin dưới đây về việc uống canxi có nóng không nhé!
Những hệ lụy của việc bổ sung canxi không đúng cách
Bổ sung đúng cách, đủ liều lượng sẽ đảm bảo sức khỏe. Vậy nếu bổ sung sai cách thì sẽ như thế nào? Nhiều người bổ sung canxi than phiền rằng uống canxi bị nóng, uống canxi bị nổi mụn, ợ nóng, táo bón…. Câu hỏi đặt ra luôn là uống canxi có nóng không và uống canxi có bị nổi mụn không?
Các chuyên gia cảnh báo, sử dụng canxi sai cách bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn sau:
Táo bón
Các bác sĩ đã theo dõi nhiều bệnh nhân bắt đầu uống bổ sung canxi có gặp vấn đề táo bón. Nhưng không phải ai uống canxi cũng gặp tình trạng này. Đây được xem là tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng.
Táo bón hay xảy ra ở những người có cơ địa nóng, cơ địa dễ bị táo bón, bệnh lý dạ dày đại tràng. Lời khuyên lúc này là mẹ cần bổ sung đủ nước, chất xơ và rau xanh cùng một số thực phẩm thanh nhiệt khác khi uống canxi.
Giảm tác dụng của một số loại thuốc
Ngoài các viên thuốc giảm tiết acid, bạn không nên sử dụng thuốc canxi cho bà bầu cùng các loại bổ dung sắt, kẽm, đồng. Việc uống vào cùng một khung thời gian sẽ làm cơ thể khó hấp thu các khoáng chất này. Lời khuyên đưa ra là ta nên sử dụng vào khoảng thời gian khác nhau. Bạn có thể dùng canxi vào buổi sáng và sắt dành cho buổi trưa. Khoảng cách tốt nhất giữa hai loại là 3-4 tiếng.
Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc dành cho tim mạch, hãy đảm bảo ngưng hoàn toàn các viên uống bổ sung canxi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng uống bổ sung canxi sẽ làm tăng nguy cơ đau tim ở người cao tuổi.
Sỏi thận
Nếu mỗi ngày bạn sử dụng quá lượng canxi cho phép (1000-1300mg), bạn sẽ có nguy cơ gặp sỏi thận. Với bà bầu nhu cầu canxi cao hơn (không dùng quá 2500mg/ngày). Khi lượng canxi trong máu tăng quá cao, cơ thể sẽ hạn chế lượng canxi bằng cách đào thải qua thận. Nếu bạn bổ sung thêm vitamin C, hay uống ít nước cùng chế độ ăn nhiều muối sẽ tăng nguy cơ lắng đọng canxi tại thận.
Việc sử dụng cùng thực phẩm có acid oxalic giúp hình thành muối canxi oxalat và được đưa ra ngoài cùng nước tiểu. Nhưng nếu uống quá ít nước trong ngày sẽ làm cho lượng muối này tích tụ lại quá nhiều tạo thành sỏi oxalat. Vì vậy, hãy đảm bảo sử dụng đúng hàm lượng canxi, bổ sung đủ nước, giảm lượng muối ăn hằng ngày.
Chuột rút
Trong quá trình bổ sung canxi, bạn có gặp hiện tượng chuột rút và có thể ngày càng thường xuyên hơn. Đây là một trong những tác dụng phụ khác của việc dùng quá liều canxi, đặc biệt ở người cao tuổi. Khi quá liều, canxi bắt đầu được tích tụ tại các cơ và mô. Cách nhanh nhất để giảm cơn chuột rút đó là ngay lập tức giảm lượng canxi bổ sung.
Ngộ độc Vitamin D
Vitamin D giúp tăng hấp thu canxi tại thành ruột vào máu. Bởi vậy, các chế phẩm canxi thường bổ sung cả vitamin D. Đây là vitamin tan trong dầu nên sẽ không được đào thải qua nước tiểu.
Khi cơ thể bổ sung quá liều canxi thì nguy cơ lương vitamin D cũng dư thừa. Lâu dần tích tụ lại trong cơ thể và gây độc tố. Bình thường, lượng vitamin D trong máu mỗi người là khoảng 30-70ng/ml. Sự ngộ độc xảy ra khi chỉ số này vượt quá 100ng/ml.
Vậy uống canxi có nóng không?
Bản chất canxi không hề nóng. Bởi nhiều bà bầu sử dụng canxi không hề gặp hiện tượng mụn đỏ, ợ nóng, táo bón hay mụn mẩn ngứa khắp người.
Nhưng sẽ có một số trường hợp khác gặp vấn đề này. Nếu bạn thuộc đối tượng có cơ địa nóng trong, cơ địa hay bị táo bón, có bệnh lý dạ dày đại tràng thì đây là một trong những nguyên nhân đấy. Một số nguyên nhân khác như chế độ ăn thiếu chất xơ, không bổ sung đủ nước hay nội tiết tố không ổn định cũng gây ra triệu chứng trên.
Ngoài ra, việc sử dụng loại canxi không phù hợp cũng gây ra các triệu chứng trên. Hãy tìm hiểu và lựa chọn cho mình loại canxi phù hợp, dễ hấp thu lại an toàn cho cơ thể.
Bà bầu uống canxi có nóng không?
Việc bổ sung canxi trong suốt thai kỳ là rất cần thiết. Trong quá trình sử dụng canxi nhiều chị em gặp hiện tượng ợ nóng, táo bón, nổi mụn đỏ ngứa…không phải ai uống canxi cũng gặp các triệu chứng nóng trong và với bà bầu cũng như vậy. Các triệu chứng nóng trong cơ thể phụ thuộc vào cơ địa, chế độ ăn uống của mẹ bầu.
Bình thường, bản thân cơ thể bà bầu đã nhạy cảm do sự thay đổi tiết tố xảy ra. Dẫn đến cơ chế trao đổi chất cũng thay đổi. Cơ thể mẹ bầu dễ nóng nảy, cáu gắt hơn bình thường. Việc bổ sung canxi, sắt trong quá trình mang thai tác động một phần đến quá trình trao đổi chất, vì thế các triệu chứng nóng trong dễ xảy ra hơn.
Thanh Hoa
Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.