Kinh nghiệm từ chuyên gia để điều trị bệnh dị ứng côn trùng

Kinh Nghiem Tu Chuyen Gia De Dieu Tri Benh Di Ung Con Trung Xiozm 1522576844

Kinh nghiệm từ chuyên gia để điều trị bệnh dị ứng côn trùng

Bệnh dị ứng côn trùng là một dạng bệnh lý xảy ra khi xa tiếp xúc trực tiếp với chất độc từ côn trùng (còn sống hoặc đã chết). Các loại côn trùng thường gặp gây bệnh nhất là: kiến ba khoang, sâu, bọ giời, rết, một số loại bướm,… Những người bị dị ứng nhiều nhất thường có thói quen cởi trần khi ngủ, ngủ không buông màn, mở cửa sổ khiến những con côn trùng này lọt vào phòng. Một số trường hợp khác phải làm việc dưới ánh đèn vào ban đêm hoặc ở nơi cây cối rậm rạp. Khi chúng tấn công con người, theo phản xạ chúng ta thường đập, miết khiến da luôn hằn thành những vệt đỏ càng nặng hơn.

Biểu hiện của bệnh dị ứng côn trùng

Kinh nghiệm từ chuyên gia để điều trị bệnh dị ứng côn trùng 1
Các nốt ban đỏ xuất hiện tại nơi bị côn trùng đốt.

Khi bị dị ứng côn trùng, biểu hiện đầu tiên là ngứa, các nốt ban nổi dần lên tại nơi bị đốt. Ban đầu chỉ là các mụn ban đỏ với nhiều hình dạng khác nhau như tròn, dài,… Sau khoảng 6 tới 12 tiếng chúng sẽ bắt đầu sưng lên, lan rộng hoặc kéo dài ra thành nhiều mụn nước. Sau khoảng 2 – 3 ngày các mụn nước này sẽ chuyển thành mụn mủ.

Lúc này này cảm giác ngứa ngáy chuyển dần thành rát với cường độ tăng dần nhưng không kèm đau nhức. Ở một vài trường hợp bệnh nhân nổi hạch ở nách, cổ bẹn,… Với những người bị dị ứng côn trùng nặng sẽ kèm thêm hiện tượng sốt nhẹ. Sau khoảng 3 – 5 ngày tiếp theo mụn mủ khô dần, đóng vẩy và để lại da chết sẫm màu sau khi bong ra.

Tổng thời gian tiến triển của bệnh dị ứng côn trùng kéo dài từ 1 cho tới 3 tuần. Nhưng có trường hợp nhẹ sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần. Ở người mẫn cảm có thể bị thành bệnh dị ứng khắp người tới 2 – 3 lần mỗi mùa.

Điều trị khi bị bệnh dị ứng côn trùng

Kinh nghiệm từ chuyên gia để điều trị bệnh dị ứng côn trùng 2
Dùng các loại thuốc sát khuẩn nhẹ để giảm ngứa.

Ngay sau khi bị côn trùng tấn công, người bệnh cần nhanh chóng xử lý theo các cách sau:

  • Sử dụng dung dịch sát khuẩn nhẹ như Jarish (có thể mua ở hiệu thuốc), oxy kẽm để sát khuẩn ngay vùng da bị nhiễm độc.
  • Sau đó bôi thuốc trị dị ứng côn trùng (tùy thuộc vào loại côn trùng mà sử dụng thuốc cho phù hợp).
  • Rửa vùng da bị tổn thương bằng nước muối loãng 2 lần/ngày. Tuyệt đối không xát chanh hay xà phòng.
  • Nếu tiến triển thành bệnh dị ứng da đầu thì không nên gội mà hãy bôi thuốc cho tới khi khỏi đã

Nếu người bệnh bị mủ gây đau thì cần nhắc dùng thêm kháng sinh Histamin tổng hợp hoặc các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, không được tự ý sử dụng thuốc mà phải tuân theo đúng liều lượng của bác sĩ hoặc dược sĩ. Thông thường, các biểu hiện sẽ đỡ sau 3 ngày dùng thuốc. Nhưng nếu không thấy tiến triển gì thì cần đưa bệnh nhân tới viện gấp.

Phòng tránh dị ứng côn trùng

Kinh nghiệm từ chuyên gia để điều trị bệnh dị ứng côn trùng 3
Vệ sinh nơi ở sạch sẽ phòng côn trùng trú ẩn
  • Cần vệ sinh nơi ở sạch sẽ, khô thoáng, cắt bớt cây dại, loại bỏ vũng nước,…
  • Không để nhiều rác, đồ cũ trong và xung quanh nhà
  • Không phơi quần áo, khăn mặt ngoài trời ban đêm
  • Dùng thuốc diệt côn trùng xung quanh nơi ở định kỳ
  • Khi làm việc vào ban ngày nếu gặp côn trùng thì nên xua đuổi chứ không đập chết
  • Vào đêm hè không nên mở cửa bật đèn vì dễ dẫn dụ côn trùng vào nhà
  • Mặc quần áo dài, đội mũ, đeo khẩu trang,… khi tới nơi nhiều côn trùng trú ẩn
  • Thả cá vào bồn nước, bể nước diệt bọ gậy
  • Trồng thêm các loại cây bạc hà, oải hương, cỏ sả,… để xua đuổi côn trùng

Huyền Trang

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *