Dùng nước súc miệng hay xịt thơm miệng tốt hơn?

Dung Nuoc Suc Mieng Hay Xit Thom Mieng Tot Hon Ghhqm 1560182124

Dùng nước súc miệng hay xịt thơm miệng tốt hơn?

Để biết được nên dùng nước súc miệng hay xịt thơm miệng, chúng ta cùng phân tích một số yếu tố sau nhé:

Xịt thơm miệng là gì?

  • Là dạng chai xịt, nhỏ gọn, tiện dụng, mang đi khắp mọi nơi bên cạnh mình, có tác dụng trị hôi miệng tức thời.
  • Hầu hết các loại thuốc xịt khử mùi hôi miệng hiện nay có sử dụng hỗn hợp tinh dầu thơm và cồn khử khuẩn và có chứa thành phần đường để tạo vị dễ chịu khi tiếp xúc với lưỡi.

Nước súc miệng là gì?

  • Nước súc miệng là loại dung dịch lỏng có chứa các chất khử khuẩn giúp vệ sinh và bảo vệ răng miệng chống lại các bệnh răng nướu hiệu quả và ngăn ngừa bệnh hôi miệng xuất hiện.
  • Nước súc miệng thường có các chất sát khuẩn (Acid boric, kẽm Sulfat, Menthol, Fluor…) pha chế dưới dạng dung dịch.
Dùng nước súc miệng hay xịt thơm miệng tốt hơn? 1Sau khi đánh răng, bạn nên dùng thêm nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám

So sánh dùng nước súc miệng hay xịt thơm miệng tốt hơn?

Dạng bào chế:

– Nước súc miệng: Dung dịch lỏng

– Chế phẩm xịt thơm miệng: Dạng xịt

Như vậy, nên dùng nước súc miệng hay xịt thơm miệng tốt hơn cũng tùy vào sự yêu thích của bạn, thích dùng dạng lỏng hay dạng xịt. 

Thành phần

  • Nước súc miệng: bao gồm các chất sát khuẩn như Fluor, Acid boric, kẽm Sulfat  và Menthol…
  • Chế phẩm xịt thơm miệng: Hỗn hợp tinh dầu thơm. Cồn khử khuẩn, thành phần đường.

Với các thành phần này, bạn nên chọn nước súc miệng hay xịt thơm miệng tùy vào sở thích của mình nhé.

Cách sử dụng

  • Nước súc miệng: Sử dụng nước súc miệng đúng cách là đổ khoảng 20ml nước súc miệng vào ly, ngậm và súc đều quanh miệng đến trên 30 giây thì nhổ ra.
  • Chế phẩm xịt thơm miệng: Để sản phẩm ở một khoảng cách vừa phải, nhấn nút xịt trên đầu từ 2 – 3 lần (tùy vào mục đích dùng nhiều hay ít). 

Nên sử dụng nước súc miệng hay xịt thơm miệng? Bạn nên dùng nước súc miệng sau khi đánh răng còn xịt thơm miệng tiện dụng chúng ta có thể bỏ túi cầm đi dùng khi cần nhé.

Ưu điểm

  • Nước súc miệng: Mang đến hơi thở thơm mát. Hỗ trợ làm giảm hình thành cao răng, loại bỏ mảng bám gây viêm nướu, ngăn ngừa sâu răng.
  • Chế phẩm xịt thơm miệng: Trị hôi miệng tức thời. Nhỏ gọn và tiện lợi

Nhược điểm

  • Nước súc miệng: Sử dụng thời gian dài với số lượng không hợp lý hoặc lạm dụng dễ bị ố răng, rối loạn vị giác, kích ứng miệng.
  • Chế phẩm xịt thơm miệng Gây hiện tượng khô miệng. 

Đối tượng sử dụng

  • Nước súc miệng: Phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng, dễ mua, giá cả hợp lý. Sử dụng hỗ trợ mỗi ngày sau khi đánh răng để mang lại kết quả tốt nhất.
  • Chế phẩm xịt thơm miệng: Hỗ trợ cho người cần giao tiếp nhiều, cần hơi thở thơm mát tức thời.

Các sản phẩm nổi bật

  • Nước súc miệng Listerine Cool Mint Bạc hà lạnh, Nước súc miệng Colgate Plax Fresh Tea hương Trà xanh, Nước súc miệng P/S Expert Protection hương Trà xanh
  • Xịt thơm miệng: Listerine, GreeLux, Oralan..

Với các sản phẩm này bạn vẫn băn khoăn nên dùng nước súc miệng hay xịt thơm miệng thì bạn có thể tham khảo ý kiến nha sĩ về tình trạng răng miệng của mình để nhận lời khuyên tốt nhất nhé.

Dùng nước súc miệng hay xịt thơm miệng tốt hơn? 2Đi khám răng định kì và xin chỉ dẫn bác sĩ về dùng nước súc miệng hay xịt thơm miệng cái nào tốt hơn

2. Lưu ý khi dùng xịt thơm miệng

Chúng ta nên biết rằng: xịt thơm miệng không phải là sản phẩm thay thế kem đánh răng và nước súc miệng. Mà sự ra đời của xịt thơm miệng chính là một giải pháp tiện ích thêm cho người sử dụng, giúp khắc phục điểm bất tiện của các cách khử mùi, làm thơm miệng thông thường.

Dưới dạng chai nhỏ gọn, xịt thơm miệng thuận tiện khi sử dụng, mọi lúc mọi nơi. Nước súc miệng hay xịt thơm miệng cái nào tốt hơn tùy vào đối tượng, mục đích sử dụng và ngữ cảnh mà chúng ta có thể chọn một biện pháp hỗ trợ cho răng miệng của mình có hơi thở thơm mát, răng trắng sáng và bảo vệ tốt nhất.

Dung dịch xịt thơm miệng không có tác dụng điều trị nguyên nhân gây hôi miệng cho nên hôi miệng không thể khỏi khi dùng chúng và tác dụng của nó chỉ kéo dài trong khoảng 4-6 giờ. Hơn nữa, nếu lạm dụng có thể làm cho nguyên nhân hôi miệng tăng lên. Nên dùng nước súc miệng hay xịt thơm miệng tốt hơn?

Các loại dung dịch xịt thơm miệng có tác dụng “đánh lừa” cảm giác của người sử dụng và làm cho người sử dụng cảm thấy tự tin hơn trong một thời gian nhất định nào đó (trừ những dạng thuốc xịt có chứa dược phẩm trị liệu chuyên biệt được bác sĩ kê đơn).

Bởi vì, nếu dùng lâu dài dung dịch xịt thơm miệng, chứng hôi miệng không những không mất mà có thể nặng thêm.

Dùng nước súc miệng hay xịt thơm miệng tốt hơn? 3Nếu quá lạm dụng  xịt thơm miệng sẽ làm tình trạng hôi miệng bạn gia tăng

Nguyên nhân là do thành phần xịt giúp dung dịch bay hơi nhanh (trong đó có cồn) làm khô niêm mạc miệng, mất độ ẩm tự nhiên của khoang miệng, từ đây làm cho các vi sinh vật có sẵn ở niêm mạc miệng, họng (vi khuẩn, virut, vi nấm) phát triển nhanh hơn.

Sau đó, sẽ sản sinh ra nhiều độc tố hơn (một số vi sinh vật gây bệnh còn có khả năng sinh ra khí có mùi hôi) làm cho họng, miệng càng bị viêm nhiều hơn và hôi miệng càng tăng nặng hơn.

Hơn nữa, mùi thơm đánh lừa cảm giác của người bệnh, làm cho người bị hôi miệng nhầm tưởng rằng mình đã hết hôi miệng.

Từ đó, dễ dàng  bỏ quên hoặc sao nhãng chữa trị các nguyên nhân gây ra hôi miệng (viêm họng, viêm amiđan, viêm phổi hoặc cứ tiếp tục ăn các loại gia vị gây mùi hôi như tỏi… hoặc tiếp tục hút thuốc) hay quên vệ sinh răng miệng hàng ngày làm cho hôi miệng càng ngày càng trầm trọng thêm.

Nhất là với người có tình trạng vệ sinh răng miệng kém, cũng giống tần suất sử dụng nước súc miệng, việc sử dụng quá thường xuyên dung dịch xịt thơm miệng, không chỉ dừng ở mùi hôi càng gia tăng mà còn gây ra những bệnh lý răng miệng nặng nề hơn mà người dùng không hề biết.

Hôi miệng là một hiện tượng gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới gây không ít phiền toái cho người bệnh, nhất là khi giao tiếp, ngay cả với người thân, đặc biệt khi gặp đối tác quan trọng. Dùng nước súc miệng hay xịt thơm miệng là tùy lựa chọn của bạn về tính năng, cách dùng và mục đích sử dụng.

Thanh Hoa

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *