Bật mí cách bảo vệ môi không bị cháy nắng
Sử dụng kem chống nắng cho tay chân, mặt là thói quen của không ít các chị em phụ nữ. Để bảo vệ làn da của mình trước tia UV từ mặt mời, nên bôi kem chống nắng lên tay, chân và mặt ít nhất hai giờ trước khi đi ra ngoài. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng môi cũng là bộ phận dễ tổn thương và cần được bảo vệ trước ánh nắng. Vậy tại sao lại phải bảo vệ môi và cách bảo vệ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ mách bạn cách bảo vệ môi không bị cháy nắng hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Tại sao cần phải bảo vệ môi không bị cháy nắng?
Cũng giống như những khu vực khác, đôi môi cũng là một khu vực dễ bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời và dẫn đến tình trạng bị cháy nắng, lão hóa sớm hay thậm chí là gây ung thư da. Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), ung thư da là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nước này và mỗi năm lại có một người gặp phải những vấn đề về da.
Môi cũng là một khu vực dễ bị tổn thương bởi tia cực tím
Melanie Palm – một chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ da liễu ở San Diego cho biết, môi bị cháy nắng có thể dẫn đến ung thư da ở môi (ung thư môi). Đây không phải là tình trạng hiếm gặp và rất nguy hiểm. Các mạch máu và bạch huyết có liên hệ mật thiết với nhau, bệnh ung thư môi có khả năng phát triển mạnh mẽ do chúng có thể dễ dàng lây qua các mạch máu tới các khu vực khác trên cơ thể.
Môi cũng có thể bị cháy nắng
Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời sẽ có tác động nhiều vào môi dưới trong khi ở môi trên thì ít phải chịu ảnh hưởng hơn. Một điều không thể phủ nhận là, tia cực tím vẫn có khả năng phá hủy và đốt cháy môi của bạn giống như những khu vực da khác. Theo Deanne Robinson – chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ da liễu tại Westport, Connecticut cho biết, môi bị cháy nắng có thể phát triển thành tình trạng tiền ung thư, dày sừng, quang hóa, ung thư biểu mô tế bào vảy hay thậm chí là gây ung thư da hắc sắc tố vô cùng nguy hiểm.
Bác sĩ Palm cho biết thêm, môi dưới thường dễ bị tổn thương nhiều hơn so với môi trên. Cháy nắng không chỉ gây sừng đỏ, đau và bong tróc da mà theo thời gian, nếu tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím có thể sẽ khiến môi sần sùi, phá vỡ collagen, làm giãn mạch máu và nổi đốm, dấu hiệu cảnh báo tiền ung thư.
Có nên dùng kem chống nắng nào cho môi?
Những dòng son dưỡng và kem chống nắng vật lý là một trong những giải pháp tuyệt vời để bảo vệ sức khỏe cho môi của bạn. Trong thành phần của những sản phẩm này hầu hết đều có chứa các khoáng chất như titanium dioxide, kẽm oxit và có hiệu quả khác với với kem chống nắng hóa học.
Cách bảo vệ môi không bị cháy nắng
Bác sĩ Palm đã đưa ra lời giải thích rằng, các loại kem chống nắng vật lý hoạt động gần như gương phản chiếu ánh sáng trở lại môi trường bên ngoài. Trong khi đó, kem chống nắng hóa học lại có chức năng hấp thụ và chuyển đổi năng lượng tia cực tím thành nhiệt. Tuy nhiên, nhiệt lượng này vẫn có thể gây viêm da và kích ứng môi.
Chuyên gia Robinson đã khuyến nghị rằng, mọi người nên chọn những loại kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30 và bôi lại sau mỗi 90 – 120 phút khi ra ngoài trời. Nên cố gắng chọn những nơi có bóng râm, đội mũ rộng vành và hạn chế ra ngoài trong những thời điểm nắng đỉnh điểm như từ 10h sáng đến 4h chiều. Đây cũng là điều vô cùng cần thiết mà bạn nên làm để bảo vệ sức khỏe của da.
Môi bị cháy nắng cần bao lâu để hồi phục?
Thời gian hồi phục có thể dao động từ một vài ngày đến một vài tuần hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết cháy nắng. Tuy nhiên, môi thường sẽ lành nhanh hơn, thường sớm hơn khoảng 1 – 2 ngày so với các vùng da khác do bề mặt của chúng là các niêm mạc.
Cũng giống như những khu vực khác trên da, môi cũng có có thể bị khô sau khi tình trạng viêm và phát ban biến mất. Tuy sử dụng kem dưỡng ẩm có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này nhưng tốt nhất, bạn vẫn nên để chúng lành một cách tự nhiên.
Làm thế nào để chữa lành môi bị cháy nắng nhanh nhất?
Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn ngừa tình trạng cháy nắng được. Trong trường hợp nếu môi của bạn bị tổn thương do phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để tăng cường khả năng hồi phục của môi như:
– Sử dụng các loại kem có chứa hydrocortisone bôi lên môi để làm giảm sưng và đỏ.
– Uống ibuprofen để giúp làm giảm đau và khó chịu
– Tăng cường uống nước, đặc biệt vào những mùa nắng nóng
– Đắp mặt nạ làm từ bột yến mạch để giúp làm dịu da
– Dùng nước trà xanh để lau môi (các polyphenol trong trà xanh có thể giúp thúc đẩy quá trình tự sửa chữa của các tế bào.
Cách để chữa lành môi bị cháy năng nhanh nhất
Và một điều mà bạn cần phải lưu ý đó chính là, làn da mới phục hồi sau khi bị cháy nắng rất mỏng manh nên bạn cần tránh dùng những món ăn cay nóng.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và biết được cách bảo vệ môi không bị cháy nắng, từ đó biết cách chăm sóc môi một cách tốt nhất.
Thủy Phan
Theo Báo Dân sinh
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.