Phân biệt đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát

Phan Biet Dau Bung Kinh Nguyen Phat Va Dau Bung Kinh Thu Phat Buggq 1541384726

Phân biệt đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát

Phân biệt đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát

Đau bụng kinh nguyên phát hay còn gọi là đau bụng kinh cơ, cơn đau thường xuất hiện sau chu kỳ rụng trứng. Bạn sẽ không phát hiện ra ở cơ quan sinh dục bất cứ biến đổi bệnh lý gì nhưng vẫn bị đau bụng. Đau bụng kinh nguyên phát thường gặp ở những phụ nữ dưới 25 tuổi là những người chưa kết hôn và chưa sinh con và hoàn toàn là do sinh lý bình thường.

Phân biệt đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát 1Đau bụng kinh nguyên phát hay còn gọi là đau bụng kinh cơ, cơn đau thường xuất hiện sau chu kỳ rụng trứng

Đau bụng kinh thứ phát hay còn có tên gọi khác là đau bụng kinh thực thể. Triệu cũng khá giống như đau bụng kinh nguyên phát nhưng cơn đau thường xuất hiện trước khi có kinh cả tuần và tình trạng đau kéo dài hơn đến khi hết kinh và có thể đau vào các thời điểm khác nhau trong tháng. Đau bụng kinh thứ phát thường xuất hiện muộn sau nhiều chu kì, nhiều năm không thống kinh, độ tuổi thường bị là 30 – 40. Mức độ đau ở mỗi người cũng khác nhau, có người chỉ hơi nhâm nhẩm đau, cũng có người đau dữ dội.

Những nguy cơ tiềm ẩn phía sau đau bụng kinh

Nếu như đau bụng kinh nguyên phát được coi là hiện tượng sinh lý bình thường với các nguyên nhân thường thấy như: co thắt tử cung quá độ (xảy ra trong thời gian hành kinh), lỗ màng trinh quá nhỏ, do tâm lý,…thì đau bụng kinh thứ phát lại là tiềm ẩn của bệnh tật và những nguyên nhân nguy hiểm.

Lạc nội mạc tử cung: Theo thống kê cho thấy có tới 30-50% phụ nữ bị vô sinh do những tổn thương lạc nội mạc tử cung dẫn tới tắc vòi trứng. Khi nội mạc tử cung bị chảy máu, khiến các mảnh lạc này cũng chảy máu mà không có đường thoát ra, dễ gây viêm nhiễm, gây dính, tắc vòi trứng.

U xơ cổ tử cung: Là tình trạng khối u lành tính phát triển từ cơ của tử cung. U xơ tử cung sẽ chèn ép, làm bít lỗ cổ tử cung. Với những phụ nữ khi bị u xơ tử cung có thể làm sảy thai, sinh non, kéo dài cơn chuyển dạ hoặc làm cho sản phụ phải mổ lấy thai.

Phân biệt đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát 2Đau bụng kinh thứ phát lại là tiềm ẩn của bệnh tật và những nguyên nhân nguy hiểm

Viêm dính tử cung: Có thể dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Trước tiên, nó có thể khiến bạn bị tước khả năng làm mẹ, gây ra tình trạng vô sinh nữ. Điều này xảy ra trong trường hợp thành tử cung trước và sau dính lại hoàn toàn khiến tinh trùng không thể gặp trứng để thụ thai được. Ngoài ra, nếu mặt trước và sau của thành tử cung chỉ dính một phần thì dù trứng và tinh trùng có gặp nhau nhưng cũng không thể vào được tử cung để làm tổ, điều này dẫn tới nguy cơ mang thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai.

Sẹo chít hẹp lỗ cổ tử cung do có tiền sử phẫu thuật: Thường gặp ở người bệnh có tiền sử viêm phần phụ, bệnh nhiễm trùng tiểu khung, lạc nội mạc tử cung, phẫu thuật ổ bụng…

Polyp cổ tử cung: Là hiện tượng ở cổ tử cung của xuất hiện những u cục nhỏ li ti, có kích thước khoảng 2mm, và sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và khả năng sinh sản, nhất là khi khối u có kích thước lớn.

Đau bụng kinh cần làm gì?

Phân biệt đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát 3Chườm nước ấm có tác dụng bớt đau bụng khi tử cung co thắt để đấy lượng máu kinh ra ngoài

Đau bụng kinh làm gì hết? Bạn có thể chữa đau bụng kinh nguyên phát bằng một số bài thuốc đơn giản như:

  • Chườm nước ấm có tác dụng bớt đau bụng khi tử cung co thắt để đấy lượng máu kinh ra ngoài
  • Dán cao hoặc xoa dầu ở phần bụng dưới để giảm đau. Đắp gừng tươi bằng cách giã hoặc xắt lát chườm vào phần bụng dưới khoảng 5-7 phút
  • Massage nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới khi đang hành kinh sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt giúp giảm cơn đau hiệu quả
  • Sử dụng các chế phẩm từ thảo dược tự nhiên có thành phần ức chế đối với sự sản xuất prolactin trong máu, giúp làm giảm các biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt và các biểu hiện khó chịu căng đau ngực của thời kỳ tiền kinh nguyệt (như PMH-Regulator)

Hoàng Dương

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *