Những loại thuốc tránh thai có thể gây tác dụng phụ gì?

Nhung Loai Thuoc Tranh Thai Co The Gay Tac Dung Phu Gi Defsf 1599743505

Những loại thuốc tránh thai có thể gây tác dụng phụ gì?

Điều đáng nói là những viên thuốc tránh thai đang được các bạn trẻ lạm dụng giải quyết vấn đề trước mắt mà không nghĩ tới những hậu quả do tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm của thuốc gây ra.

Vỉ thuốc tránh thai chứa những gì?

Thuốc monophasic (thuốc một giai đoạn) chứa cùng lượng estrogen và progestin trong tất cả viên thuốc. Ví dụ: Ortho-cyclen, Loestrin, Alesse, Seasonale, và Yaz. Mỗi viên thuốc trong vỉ đều giống nhau. Trường hợp quên uống thuốc một ngày, hãy uống bổ sung càng sớm càng tốt. Sau đó uống viên tiếp theo theo đúng lịch hằng ngày.

  • Thuốc Biphasic (thuốc 2 giai đoạn): Thuốc thay đổi nồng độ hormone estrogen và progestin một lần trong toàn bộ chu kỳ rụng trứng. Ví dụ: Kariva và Mircette Ortho-Novum 10/11.
  • Thuốc Triphasic (thuốc 3 giai đoạn): Loại thuốc này chứa 3 liều hormone khác nhau. Nồng độ hormone thay đổi 7 ngày mỗi lần trong 3 tuần đầu kỳ kinh có dùng thuốc.
  • Thuốc Quadraphasic (thuốc 4 giai đoạn): Nồng độ hormone trong thuốc thay đổi 4 lần trong một chu kỳ.
Những loại thuốc tránh thai có thể gây tác dụng phụ gì? 1Thuốc tránh thai cần uống theo đúng chỉ dẫn của thuốc.

Nhược điểm của thuốc phân nhiều giai đoạn:

  • Khó sử dụng.
  • Dễ quên liều thuốc.
  • Gây khó khăn khi uống bổ sung liều.
  • Cần phải ghi nhớ sử dụng vỉ thuốc tiếp theo đúng quy định.
  • Nếu dùng sai vỉ có thể dẫn tới nguy cơ có thai.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc tránh thai

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày có thể gặp phải

Thuốc tránh thai uống hàng ngày là một hình thức tránh thai nội tiết đang được hàng triệu phụ nữ trên thế giới ưa thích sử dụng. Đây là biện pháp có hiệu quả tránh thai cao khi được sử dụng đúng cách.

Các tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày chị em có thể gặp như:

  • Ra máu âm đạo: Khoảng 50% số phụ nữ uống thuốc tránh thai bị ra máu âm đạo ngoài kỳ kinh, hay gặp nhất trong vòng 3 tháng đầu sau khi dùng thuốc. Nên đi khám bác sĩ nếu bị ra máu từ 5 ngày trở lên trong khi đang dùng thuốc hoặc bị ra máu nhiều trong 3 ngày trở lên.
  • Buồn nôn: Buồn nôn nhẹ có thể xảy ra khi bắt đầu dùng thuốc. Tuy nhiên, triệu chứng buồn nôn thường tự hết sau một thời gian ngắn.
  • Cương ngực: Tình trạng này thường sẽ cải thiện sau khi dùng thuốc được một vài tuần. Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện u cục hoặc đau kéo dài không hết thì cần đi khám bác sĩ.
  • Đau đầu: Nên đi khám nếu thấy xuất hiện những kiểu đau đầu lạ.
Những loại thuốc tránh thai có thể gây tác dụng phụ gì? 2Các tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày chị em có thể gặp như đau đầu, chóng mặt
  • Tăng cân: Một số phụ nữ bị giữ nước nhiều hơn, nhất là ở vùng ngực và hông.
  • Thay đổi tâm trạng: Một số phụ nữ có thể gặp phải tình trạng bị trầm cảm hoặc có những thay đổi cảm xúc khác trong khi uống thuốc tránh thai.
  • Không thấy kinh nguyệt: Có những khi mặc dù thuốc được uống đúng, song kinh nguyệt vẫn không xuất hiện.
  • Giảm ham muốn tình dục: Do có chứa hormone nên thuốc có thể ảnh hưởng đến ham muốn.
  • Khí hư: Một số phụ nữ có thể thấy những thay đổi về khí hư (tăng hoặc giảm).
  • Thay đổi thị lực khi dùng kính áp tròng: Nên đi khám bác sĩ nhãn khoa nếu bạn sử dụng kính áp tròng và nhận thấy có những thay đổi về thị lực hoặc về việc dung nạp kính trong khi uống thuốc tránh thai.

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp

Loại thuốc này hiện nay rất phổ biến và cũng khá an toàn nếu sử dụng theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất cũng như của thầy thuốc. Mặc dù, chị em hoàn toàn có thể gặp những bất lợi nhỏ khi dùng thuốc nhưng hầu như không có biến chứng nghiêm trọng.

Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp:

  • Buồn nôn.
  • Chảy máu âm đạo bất thường.
  • Đau dạ dày, đau đầu, chóng mặt.
  • Kinh nguyệt thất thường hoặc rong kinh.
Những loại thuốc tránh thai có thể gây tác dụng phụ gì? 3Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp như buồn nô, đau dạ dày.

Ngoài ra, chảy máu âm đạo thất thường khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể che lấp những triệu chứng của ung thư cổ tử cung hoặc ung thư nội mạc tử cung, do đó cần phải định kỳ (6-12 tháng) khám phụ khoa để loại trừ ung thư.

Chửa ngoài tử cung xảy ra nhiều hơn ở những phụ nữ dùng thuốc tránh thai. Nguy cơ này có thể tăng khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp dài ngày và thường ở những người thừa cân.

Thuốc tránh thai khẩn cấp làm tăng nguy cơ bị bệnh huyết khối tắc mạch so với người không dùng thuốc. Trong trường hợp chậm kinh kéo dài, bạn nên đi khám hoặc dùng que thử để chắc chắn là không có thai.

Thuốc tránh thai là con dao hai lưỡi vì có thể gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người sử dụng. Do đó, phụ nữ nên tránh lạm dụng phương pháp tránh thai này mà nên áp dụng những phương pháp an toàn hơn như dùng bao cao su, đặt vòng tránh thai, uống thuốc tránh thai hằng ngày,… Nếu uống thuốc tránh thai khẩn cấp vì lý do bất khả kháng, chị em nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, uống càng sớm càng tốt sau khi quan hệ, uống đủ liều lượng và đúng thời gian quy định.

Thanh Hoa

Nguồn Tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *