Mang thai nên và không nên ăn gì?

Mang Thai Nen Va Khong Nen An Gi Nnlzf 1530672862

Mang thai nên và không nên ăn gì?

1. Vai trò của dinh dưỡng đối với phụ nữ mang thai

Có một chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng là điều hoàn toàn cần thiết để cả mẹ và thai nhi sở hữu một sức khỏe lành mạnh. Bởi, khi em bé còn trong bụng mẹ thì nguồn dinh dưỡng của con hoàn toàn phụ thuộc vào dinh dưỡng mà mẹ ăn uống.

Chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng là điều hoàn toàn cần thiết để cả mẹ và thai nhi

Cần có khẩu phần đầy đủ các dưỡng chất sẽ giúp mẹ có sức đề kháng tốt hơn để tránh mắc nhiều bệnh, có sức khỏe để sinh con, đủ sữa cho bé và mau chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

Bên cạnh đó, việc mẹ được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ từ trước, trong khi mang thai sẽ giúp con không bị suy sinh dưỡng bào thai, suy thai, tăng phát triển trí tuệ và khả năng vận động sau này.

Chình vì thế, việc bổ sung dinh dưỡng ra sao để mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh, phát triển là điều hoàn toàn cần thiết, các mẹ cần thật sự lưu ý.

2. Mang thai nên và không nên ăn gì?

–           Phụ nữ mang thai nên ăn gì?

  • Chất sắt

Nếu diễn ra tình trạng thiếu sắt, bà bầu sẽ rất mệt mỏi, tăng nguy cơ sinh non sảy thai, thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng, dị tật bẩm sinh, thậm chí thai chết lưu.

Các loại thực phẩm giàu chất sắt phụ nữ mang thai cần bổ sung như: Cá, thịt nạc, thịt bò, ngũ cốc, đậu nành, bánh mỳ, hoa quả, các loại rau có màu xanh đậm.

  • Axit folic

Bổ sung axit folic giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi

Bà bầu cần thiết axit folic cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi như: Gây khiếm khuyết ống thần kinh, tăng nguy cơ dị tật thai nhi…  Do đó, bà bầu nên chú trọng bổ sung chất này trước khi mang thai, các thực phẩm cần bổ sung là súp lơ, cải làn, các loại hoa quả, gan…

  • Canxi

Canxi là chất khoáng chủ yếu cấu tạo nên xương và răng cho thai nhi. Nếu như thiếu canxi, sẽ khiến trẻ bị bệnh còi xương, biến dạng xương, còi cọc, thấp lùn…Còn với bà bầu, sức khỏe bị suy yếu và tình trạng loãng xương khi về già.

  • Vitamin C

Đây là chất cơ bản hình thành collagen, giúp phát triển xương, cơ, sụn, mạch máu ở trẻ. Mẹ bầu cần ăn những thực phẩm chứa nhiều sinh tố C như cải bắp, bông cải, khoai tay, cam, dưa hấu, bưởi.

  • Vitamin A

Vitamin A là chất chính hình thành nên da, xương và mắt, đồng thời tạo ra các tế bào cơ bản giúp phát triển các cơ quan nội tạng của thai nhi. Mẹ bầu thiếu vitamin A thường để lại những khiếm khuyết cho trẻ sau này, do vậy mẹ phải chú ý cung cấp đầy đủ và hợp lý những thực phẩm giàu vitamin A như dưa hấu, bí đỏ, đu đủ, quả đào, cà rốt…

  • Vitamin D

Vitamin D giúp trẻ hình thành xương mô và răng. Mặt khác nó giúp thai nhi hấp thụ canxi và phốtpho. Các loại thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá thu, cá trích, lòng đỏ trứng gà và sữa.

Bên cạnh những thực phẩm cần cung cấp trong khẩu phần, một cách thuận tiện và không kém hiệu quả đó là việc bổ sung viên uống tổng hợp cho bà bầu PRENATAL MULTI DHA để tăng trưởng sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho mẹ bầu và hơn hết để giúp thai nhi được phát triển khỏe mạnh nhất.

– Phụ nữ mang thai không nên ăn gì?

  • Thức ăn quá mặn

Nếu thai phụ có thói quen ăn mặn mà không chịu bỏ, thì sẽ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng rất xấu đến cả sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Các loại cá có lượng thủy ngân cao

Các loại cá có lượng thủy ngân cao như cá thu, cá mập, cá kiếm… nếu bổ sung nhiều sẽ gây tổn thương đến não của thai nhi. Vì vậy, phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc hạn chế bổ sung các loại cá này.

  • Thực phẩm quá hạn sử dụng, chưa qua tiệt trùng

Các loại củ, quả mọc mầm thường quá hạn sử dụng, chưa qua tiệt trùng sẽ chứa nhiều chất độc hại, ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

  • Các loại quả dễ động thai

Các loại quả khiến bà bầu dễ động thai, sinh non như đu đủ xanh, táo mèo, quả nhãn, đào…

  • Rượu, bia, đồ uống có chất kích thích

Vì những loại này sẽ vào cơ thể mẹ và qua nhau thai, chúng xâm nhập vào bào thai và trực tiếp gây hại cho thai nhi, sẽ khiến bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dị dạng.

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần thật sự lưu ý những thực phẩm nên và không nên ăn để tốt cho sức khỏe của mẹ, quan trọng hơn là sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cần lưu ý nhé!

Thoan Phạm

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *