Bé suy dinh dưỡng lười ăn và lời khuyên cho mẹ

Be Suy Dinh Duong Luoi An Va Loi Khuyen Cho Me Uhlzg 1529425782

Bé suy dinh dưỡng lười ăn và lời khuyên cho mẹ

Nguyên nhân dẫn đến bé suy dinh dưỡng lười ăn

Thực ra bé suy dinh dưỡng lười ăn không chỉ do vấn đề bệnh lý mà nó còn xuất phát từ những nguyên nhân tâm lý. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho một đứa trẻ lười ăn mẹ có thể tham khảo:

Bé suy dinh dưỡng do thiếu vi chất: Khi cơ thể thiếu các vi chất như kẽm, selen sẽ khiến cho trẻ cảm thấy ăn không ngon miệng. Nếu tình trạng trẻ lười ăn kéo dài sẽ gây một số hậu quả như: suy giảm hệ miễn dịch, suy tim, ung thư, rối loạn vị giác, ảnh hưởng xấu đến tinh thần của trẻ trẻ dễ mắc bệnh tự kỷ, nghiêm trọng khi trẻ biếng ăn tăng nguy cơ thấp còi, suy dinh dưỡng, hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy…

Bé suy dinh dưỡng lười ăn và lời khuyên cho mẹBé biếng ăn do thiếu vi chất

Bé suy dinh dưỡng lười ăn do bệnh lý: Nếu mẹ đã cố đủ mọi cách tạo cảm hứng với bữa ăn cho con nhưng con vẫn biếng ăn thì chắc chắc con đã mắc bệnh. Khi trẻ bị mắc bệnh thường không muốn ăn và mệt mỏi. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần phải đưa trẻ đi khám và điều trị tránh để trẻ biếng ăn lâu ngày ảnh hưởng sức khỏe.

Thức ăn không hợp khẩu vị, chế độ ăn uống không hợp lý: Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ em có thể do thức ăn không hợp khẩu vị với trẻ. Vì vậy, mẹ cần thay đổi khẩu vị, đa dạng các loại thức ăn và quan sát xem bé thích ăn những món gì để có thể chuẩn bị những món ăn phù hợp cho bé. Để cho bé ăn ngon miệng mẹ cũng nên xen kẽ thức ăn với các món bé thích để đa dạng khẩu phần ăn cho bé.

Do thay đổi môi trường: Trẻ 2-3 tuổi bắt đầu đi mẫu giáo, khi ở môi trường mới bé không kịp thích nghi và có thể có tâm lý lo sợ nên có thể dẫn tới chán ăn, biếng ăn.

Bé suy dinh dưỡng lười ăn và lời khuyên cho mẹ 1Trẻ biếng ăn do bệnh lý

Do yếu tố tâm lý: Nhiều các bậc phụ huynh thấy con lười ăn bắt đầu sử dụng hình thức ép con ăn uống dẫn tới tâm lý sợ sệt, lo sợ khi tới bữa ăn.

Trẻ không tiêu hóa hết lượng thức ăn: Đây cũng là một nguyên nhân rất quan trọng gây ra tâm lý lời ăn, sợ ăn của trẻ. Bởi vì lượng ăn mà trẻ hấp thu không được tiêu hóa hết sẽ khiến bé luôn có cảm giác no, không muốn ăn.

Một số lời khuyên giúp cải thiện tình hình

Nếu trẻ còn bú mẹ thì cần cho trẻ bú theo nhu cầu. Nếu trẻ không chịu bú, người mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho trẻ uống. Từ 2 tháng tuổi trở lên, trẻ bắt đầu thích quan sát và hóng chuyện, đến giờ bú hai mẹ con phải vào buồng riêng, không có người khác, không có tiếng ồn, không mở ti vi…để trẻ tập chung bú. Không cho trẻ ăn vặt hay bú mẹ quá sát bữa bột hay cháo.

Khi bé suy dinh dưỡng lười ăn, mẹ cần đảm bảo thành phần dinh dưỡng đủ 4 nhóm: đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất. Tránh dùng lặp lại một loại thực phẩm hằng ngày như cà rốt, khoai lang, khoai tây, sau hào. Nhiều người khi xay bột hay trộn các loại đậu xanh, hạt sen, ý dĩ…đã rang thơm lên, điều này không chỉ khiến trẻ ngán ăn mà năng lượng cũng không nhiều, lại gây khó tiêu cho trẻ. Bởi tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng gầy còm ở trẻ.

Chén cháo hoặc bột được chế biến quá ít chất dinh dưỡng hay thức ăn đơn điệu hàng ngày có thể làm cho trẻ chán ăn. Bữa ăn quá nghèo nàn (chỉ có bột và thịt hoặc cá) làm cho trẻ bị thiếu một số acid amin và các vitamin cần thiết, sự thiếu hụt này cũng sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn.

Bé suy dinh dưỡng lười ăn và lời khuyên cho mẹ 2Nên tạo không khí vui tươi, khuyến khích trẻ ăn

Pha sữa quá đặc, pha sữa bằng nước cháo, nước cơm, nước hầm xương, pha sữa vào bột… cũng làm cho trẻ khó tiêu hóa. Hãy làm theo chỉ dẫn trên mỗi hộp sữa và đừng tìm cách pha thêm bất cứ thứ gì vào khẩu phần sữa của con bạn.

Nên tạo không khí vui tươi, khuyến khích trẻ ăn đua với trẻ khác hoặc với các thành viên trong gia đình. Tuyệt đối không đánh mắng trẻ trong bữa ăn, đặc biệt trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, gây nên tâm lý sợ hãi dẫn đến biếng ăn tâm lý. Không nên vì mục đích cho trẻ ăn mà phải dùng những biện pháp ảnh hưởng đến sự phát triển các tính cách tốt đẹp của trẻ.

Không ép trẻ ăn hoặc tỏ ra quá khổ sở, vất vả khi cho trẻ ăn. Nhiều bậc cha mẹ thường gặp ai cũng ca than: “Con tôi lười ăn lắm, làm đủ trò mà không ăn cho”. Điều đó rất không nên, đặc biệt là nếu trẻ nghe thấy sẽ càng không ăn, mọi người lại càng quan tâm đến việc ăn của chúng. Nhiều trẻ dùng “vũ khí” biếng ăn để thu hút sự quan tâm của người lớn, nhất là những đứa trẻ không nhận được tình yêu thương của cha mẹ một cách đầy đủ.

Với bài viết bé suy dinh dưỡng lười ăn chậm lớn phải làm sao để khắc phục trên đây các bậc cha mẹ sẽ có phương pháp chăm sóc con yêu của mình một cách phù hợp khoa học nhất bé yêu phát triển toàn diện nhất có thể nhé.

Thu Hà

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *