Bị viêm phế quản cấp kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Bi Viem Phe Quan Cap Kieng An Gi Va Nen An Gi Bqeal 1581322735 1

Bị viêm phế quản cấp kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Viêm phế quản cấp là bệnh đường hô hấp rất phổ biến. Nếu muốn điều trị dứt điểm bệnh này, ngoài việc sử dụng thuốc điều trị thì cần đáp ứng một chế độ ăn hợp lý. Cùng tìm hiểu bị viêm phế quản cấp kiêng ăn gì và nên ăn gì qua những thông tin sau nhé.

Bị viêm phế quản cấp

Bị viêm phế quản cấp kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Viêm phế quản cấp là bệnh gì?

Viêm phế quản cấp (hay còn được gọi là “cảm lạnh”) là tình trạng ống phế quản trong phổi vị viêm và sưng. Có hai dạng viêm phế quản cấp thường gặp:

  • Viêm phế quản cấp tính: Bệnh xuất hiện trong vài ngày và bệnh nhân nhanh chóng khỏe lại.
  • Viêm phế quản mạn tính: Bệnh lý viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần. Đây là một trong những nguy cơ dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD – Chronic obstructive pulmonary disease).

Nguyên nhân của bệnh thường do các loại virus, nhiễm trùng, nhiễm hóa chất, bụi và các chất ô nhiễm khác. Bên cạnh đó, một số đối tượng có nguy cơ cao bao gồm: người hút thuốc, bệnh nhân suyễn hay xơ nang cũng có khả năng mắc bệnh viêm phế quản mạn tính cao.

Triệu chứng bệnh viêm phế quản cấp

Bệnh viêm phế quản mạn tính và cấp tính có những dấu hiệu sau:

  • Cổ họng có đờm (màu trong, trắng xám vàng hoặc xanh lục)
  • Thở khò khè
  • Khó thở
  • Sốt và ớn lạnh
  • Tức ngực
  • Mệt mỏi

Nếu những triệu chứng này xuất hiện kéo dài hơn 3 tháng, rất có thể bạn đã bị mắc bệnh viêm phế quản mạn tính. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể ho kéo dài trong vài ngày sau khi khỏi viêm phế quản cấp tính.

Bị viêm phế quản cấp kiêng ăn gì?

Trong giai đoạn điều trị bệnh, có một số loại thực phẩm tạo điều kiện cho tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn. Vậy bị viêm phế quản cấp kiêng ăn gì? Cùng điểm danh những thực phẩm không tốt người bị viêm phế quản nên tránh.

1. Đồ chiên rán

Bị viêm phế quản cấp tránh ăn đồ chiên rán

Tránh ăn đồ chiên rán

Người bị viêm phế quản cấp kiêng ăn gì? Các loại chất béo bão hòa trong các loại đồ ăn chiên rán là nhóm thực phẩm đầu tiên mà người bệnh nên hạn chế sử dụng. Chúng tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh trưởng, từ đó làm nặng thêm triệu chứng viêm nhiễm phế quản. Do đó, cần kiêng đồ ăn chiên rán để tránh bệnh viêm phế quản nặng thêm và có thể chuyển biến thành viêm phổi.

2. Đồ uống có gas

Bị viêm phế quản cấp nên tránh xa thức uống có gas

Bị viêm phế quản cấp nên tránh xa thức uống có gas

Các loại nước giải khát có gas chứa nhiều chất kích thích, do đó bệnh nhân bị viêm phế quản nên hạn chế. Đặc biệt, trước khi đi ngủ thì tránh xa nước uống có gas vì chúng làm tê liệt trung khu hô hấp làm rối loạn nhịp thở hay thậm chí có thể gây ngừng thở.

3. Đồ cay nóng, chua chát

Những loại gia vị có tính cay nóng (tiêu, ớt, tỏi) nếu dùng ít thì các tác dụng kháng viêm và làm sạch phế quản. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều thì chúng gây kích thích niêm mạc phế quản gây khô rát cổ họng.

Ngoài ra, một số loại trái cây có tính chua chát gây khó chịu cho người bị viêm phế quản cấp. Vì chất nhựa trong trái cây làm đặc đờm và khó long đờm.

4. Thức ăn nhiều muối

Bị viêm phế quản cấp hạn chế ăn nhiều muối

Hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều muối

Thức ăn chứa nhiều muối cũng nằm trong danh sách người bị viêm phế quản cấp kiêng ăn gì vì chúng khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. Muối kích thích làm tăng lượng nước trong mô phổi gây tăng dịch nhầy, tăng lượng đờm làm bít tắc đường thở. Do đó, bệnh nhân viêm phế quản nên hạn chế đồ ăn chứa nhiều muối như thực phẩm đông lạnh, đồ ăn chế biến sẵn và thức ăn nhanh.

5. Thức ăn nhiều đường

Ăn nhiều thức ăn chứa nhiều đường gây suy giảm sức đề kháng, tăng triệu chứng khó thở và khiến bệnh lâu khỏi hơn. Một số thực phẩm cần tránh đó là: chế phẩm sô cô la, bánh kẹo, nước ngọt, ngũ cốc chứa đường…

Bị viêm phế quản cấp nên ăn gì?

Bên cạnh bị viêm phế quản cấp kiêng ăn gì, bệnh nhân cũng nên có một chế độ ăn hợp lý nhằm hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng. Sau đây là một số thực phẩm bệnh gợi ý cho bệnh nhân viêm phế quản cấp.

1. Rau xanh và trái cây

Bệnh nhân viêm phế quản cấp nên bổ sung thêm rau xanh và trái cây

Bệnh nhân viêm phế quản cấp nên bổ sung thêm rau xanh và trái cây

Trái cây và rau xanh chứa một lượng lớn vitamin, chất khoáng, chất xơ và chất chống oxy hóa. Do đó, chúng có tác dụng tăng cường sức đề kháng và giúp đào thải độc tố khỏi cơ thể một cách nhanh chóng.

Đặc biệt, nên ăn các loại trái cây, rau củ chứa nhiều vitamin nhóm A, C, E và Beta-caroten. Vitamin A giúp phổi hoạt động trơn tru, vitamin C giúp tăng sức đề kháng, vitamin E và beta-caroten giúp niêm mạc phế quản nhanh chóng lành vết thương.

2. Thực phẩm giàu đạm

Thực phẩm giàu đạm giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể

Thực phẩm giàu đạm giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể

Nếu bị viêm phế quản, bạn có thể tăng cường các loại thực phẩm giàu đạm để cung cấp năng lượng và tăng sức đề kháng với bệnh tật. Thịt bò chứa nhiều vitamin A, E, beta-caroten, kẽm, axit folic… giúp bồi bổ sức khỏe và tăng cường sức đề kháng. Thịt gà chứa cystein là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ.

Khi chế biến, bạn có thể thêm một lượng vừa phải các loại gia vị có tính cay nóng như tỏi, ớt hay tiêu. Chúng giúp xoa dịu cổ họng và giúp đường thở thông thoáng.

3. Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Nước là một thành phần cần thiết đối với cơ thể, giúp hoạt động của các cơ quan diễn ra bình thường và đào thải nhanh chóng độc tố khỏi cơ thể. Uống nước thường xuyên làm loãng đờm giúp giảm cảm giác khó chịu do viêm phế quản. Trong đa số trường hợp, uống nhiều nước tốt cho bệnh nhân bị viêm phế quản cấp tính.

Tuy nhiên, với những ai có thêm bệnh lý suy thận hay suy tim thì nên hỏi ý kiến bác sĩ về lượng nước uống mỗi ngày. Bởi vì, uống quá nhiều nước có thể khiến thận quá tải không tốt cho sức khỏe.

Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh viêm phế quản. Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã nắm được bị viêm phế quản cấp kiêng ăn gì và nên ăn gì để áp dụng vào điều trị và cải thiện bệnh nhanh chóng.

Uyên

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *