Sữa mẹ bị nóng phải làm sao để cải thiện

Sua Me Bi Nong Phai Lam Sao De Cai Thien Ktymj 1575257972

Sữa mẹ bị nóng phải làm sao để cải thiện

Trong quá trình tìm hiểu về nuôi con bằng sữa mẹ, bạn sẽ gặp một số khái niệm được hiểu theo nghĩa dân gian để chỉ tình trạng của sữa. Trong đó có sữa nóng và sữa mát. Vậy sữa nóng là thế nào và sữa mẹ bị nóng phải làm sao để cải thiện.

Sữa mẹ bị nóng phải làm sao để cải thiện 1Sữa mẹ bị nóng phải làm sao để cải thiện?

Thế nào gọi là sữa nóng – sữa mát

Sữa mẹ nóng

Sữa mẹ nóng không phải chỉ nhiệt độ của sữa mà đây là từ ngữ dân gian dùng để chỉ nguồn sữa khiến bé tăng cân chậm, hoặc thậm chí không tăng cân trong một vài tháng. 

Nhiều người còn cho rằng, sữa mẹ nóng là nguyên nhân khiến cho bé lười ăn, hay mắc các bệnh về hô hấp hay các bệnh về đường tiêu hóa. Cũng chính vì thế mà không ít người đang cho con bú băn khoăn rằng sữa mẹ bị nóng phải làm sao.

Sữa mẹ mát

Chỉ nguồn sữa giúp bé phát triển toàn diện, tăng cân ổn định, không những thế bé còn bụ sữa và khá mũm mĩm. Ngoài ra, khi bé được hưởng những giọt sữa mát từ bầu vú mẹ còn có sức đề kháng tốt và một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Sữa mẹ bị nóng phải làm sao?

Sữa mẹ bị nóng có ảnh hưởng đến con?

Từ xưa ông bà ta thường nghĩ trẻ con được nuôi dưỡng nhờ sữa mẹ nên việc con chậm tăng cân là do sữa mẹ bị nóng. Vậy sữa mẹ bị nóng phải làm sao và thực hư chuyện sữa mẹ bị nóng làm con chậm tăng cân thế nào? 

Khi nghe những lời truyền tai về sữa mẹ bị nóng sẽ khiến con chậm phát triển thể chất, nhiều mẹ vô cùng lo lắng và nghĩ rằng chính sữa của mình khiến con không thể tăng cân. Vì vậy nên việc sữa mẹ bị nóng phải làm sao là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm trong giai đoạn cho con bú. Thực tế, theo các giáo sư Hội Nhi khoa Việt Nam, việc trẻ chậm tăng cân do sữa mẹ bị nóng là một quan niệm chưa đúng bởi việc trẻ tăng cân phụ thuộc và rất nhiều yếu tố như dinh dưỡng từ sữa mẹ, hấp thụ từ cơ thể và tình trạng hệ tiêu hóa của bé.

Vì thế, khi mẹ lo lắng sữa mẹ bị nóng phải làm sao thì cũng đừng vội kết luận là do chất lượng sữa của mình không đủ cho con. Có thể các mẹ không biết rằng, sữa mẹ đều tương đương nhau về chất lượng, nhưng với cơ thể của từng mẹ sẽ có thời điểm sữa tốt và sữa xấu khác nhau. 

Sữa mẹ bị nóng phải làm sao để cải thiện 2Con chậm tăng cân không hoàn toàn do sữa mẹ

Điều này có thể dễ dàng nhận biết qua chất lượng của màu sữa. Màu sữa trắng đục là tốt. Đây chính là lý do tại sao các bác sĩ luôn khuyên mẹ vắt bỏ lượng sữa thừa trước và sau khi cho con bú. Bởi khi bé bú hết lượng sữa không tốt tới phần sữa trắng đục chứa nhiều dinh dưỡng thì lại no và không muốn bú nữa.

Sữa mẹ bị nóng phải làm sao để cải thiện?

Mặc dù nói sữa mẹ bị nóng không hoàn toàn là nguyên nhân dẫn đến việc bé chậm tăng trưởng nhưng các mẹ cũng nên theo dõi tình trạng của bé để đưa ra giải pháp thích hợp. Việc tìm ra nguyên nhân sẽ giúp bé có thể dễ dàng tăng cân. 

Tuy nhiên nếu thấy bé hay nổi mụn nhọt hoặc bú sữa mẹ mãi không tăng cân mẹ cũng nên xem lại chế độ ăn và dinh dưỡng hàng ngày. Một số thành phần nhỏ trong sữa cũng khiến bé dị ứng.

Để giải quyết tình trạng bé chậm tăng cân do chất lượng sữa không ổn định, tốt nhất mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống của mình cho khoa học và hạn chế các tác nhân xấu từ môi trường ảnh hưởng đến con trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ

Uống đủ nước mỗi ngày

Nước chiếm hơn 50% hàm lượng thành phần trong sữa mẹ. Việc uống đủ nước là yếu tố quan trọng vừa giúp làm mát cơ thể người mẹ, vừa giúp nguồn sữa của mẹ đạt chất lượng hơn. Mỗi ngày mẹ nên uống tù 2.5 – 3 lít nước. Bạn có thể uống loại nước bất kỳ tùy theo sở thích của mình nhưng tốt nhất vẫn là nước lọc để ấm. 

Sữa mẹ bị nóng phải làm sao để cải thiện 3Uống nhiều nước giúp nguồn sữa mẹ đạt chất lượng hơn

Ngoài nước tinh khiết, bạn cũng có thể sử dụng nước ép, sinh tố từ các loại rau củ, hoa quả nhiều vitamin bổ dưỡng. Gợi ý cho bạn là rau má, lá đinh lăng, rau đay, mồng tơi, rau ngót, rau lang,… đều là những thực phẩm thiên nhiên giàu dinh dưỡng và có khả năng ‘làm mát’ cho sữa mẹ. Bạn có thể lấy những loại rau này để nấu canh hoặc kết hợp với những loại củ quả khác để làm món nước dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể. 

Ăn đầy đủ nhóm dinh dưỡng

Trẻ mới sinh chưa thể ăn được, chỉ hấp thu dinh dưỡng hoàn toàn từ nguồn sữa mẹ nên việc bạn ăn đủ chất cũng sẽ cung cấp đủ dưỡng chất cho con. Để có chất lượng sữa tốt thì mẹ nên xây dựng khẩu phần ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. 

Mẹ cần thiết lập một chế độ với đầy đủ các nhóm chất sau:

  • Nhóm tinh bột: Ngoài các loại gạo hàng ngày, mẹ có thể tham khảo gạo lứt, đặc biệt các loại ngũ cốc nguyên hạt vì chúng rất giàu dinh dưỡng và dồi dào chất xơ
  • Nhóm chất đạm: thịt nạc, trứng, cá, tôm, các loại hạt họ đậu…
  • Nhóm chất béo: có rất nhiều ở dầu, bơ (nhóm này mẹ nên ăn hạn chế)
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: các loại rau xanh và hoa quả. Mẹ nên lưu ý sử dụng các loại củ quả theo mùa, tránh những loại hoa quả hay sử dụng chất kích thích và tẩm thuốc.

Xây dựng lối sống lành mạnh

Sữa mẹ bị nóng phải làm sao? Để sữa mẹ thật sự hoàn hảo, ngoài dinh dưỡng mẹ cũng nên quan tâm tới thói quen sinh hoạt và tâm trạng của mình.

Mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, không làm việc quá sức hoặc để mình bị căng thẳng. Theo như khoa học nghiên cứu thì tâm trạng thoải mái, vui vẻ sẽ giúp cơ thể mẹ sản sinh ra hormone hạnh phúc hỗ trợ sữa về và tăng cường chất lượng của sữa mẹ.

Một lưu ý quan trọng nữa là bạn nên hạn chế sử dụng các loại thuốc uống như kháng sinh, giảm đau. Hoặc khi bạn cần sử dụng bất cứ loại thuốc uống nào cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ để được tư vấn. Những loại thuốc uống có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, nghiêm trọng dẫn tới sữa mẹ nóng.

Bên cạnh lời truyền tai về sữa mẹ bị nóng khiến bé chậm tăng cân thì còn có việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh để chữa bệnh ở mắt. Mặc dù những kinh nghiệm truyền miệng dân gian sẽ phần nào giúp mẹ tích lũy thêm kiến thức trong việc nuôi dạy con nhưng bạn cũng nên chọn lọc thông tin để có giải pháp tốt nhất trong từng trường hợp cụ thể. Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp mẹ giải đáp được câu hỏi sữa mẹ bị nóng phải làm sao.

Trang

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *