Bật mí bí quyết rửa mặt cho da sáng khỏe trong 60 giây
Bật mí bí quyết làm sạch da thông qua cách rửa mặt hiệu quả chỉ trong 60 giây.
Cách rửa mặt trong 60 giây
Khơi nguồn cho cách rửa mặt này là chuyên viên thẩm mỹ Nayamka Roberts-Smith khi #60SecondRule của cô trở nên phổ biến trên Twitter. Cuộc sống tấp nập bận rộn khiến chúng ta ngày càng ít thời gian chăm sóc bản thân hơn. Chính vì lẽ đó, phương pháp làm sạch da trong 60 giây của Nayamka trở nên phù hợp với đại đa số phái nữ.
Không chỉ dễ nhớ, cách rửa mặt liên tục trong 60 giây vào buổi sáng lẫn tối còn hỗ trợ phái nữ tiết kiệm được tối đa thời gian cho việc duy trì một làn da sạch đẹp. Hơn nữa, phương pháp đơn giản này không hề ảnh hưởng đến thói quen hằng ngày hay đảo lộn quá trình chăm sóc da của bạn.
Vì sao lại là rửa mặt trong 1 phút?
Chúng ta luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc làm sạch da trong quá trình chăm sóc sắc đẹp. Đặc biệt là sữa rửa mặt. Tuy nhiên thói quen rửa mặt hằng ngày của chúng ta thường làm mất đi công dụng của sản phẩm này. Sau dầu tẩy trang, phái đẹp có xu hướng sử dụng sữa rửa mặt. Khác với bước làm sạch da đầu tiên, chúng ta thường rửa mặt lại với nước ngay sau khi dùng sữa rửa mặt. Khiến dưỡng chất chưa có thời gian thấm vào đê làm sạch sâu cho làn da.
Do đó, cách rửa mặt liên tục trong một phút sẽ đảm bảo da bạn đã được làm sạch hoàn toàn. Bạn nên massage làn da với sữa rửa mặt theo động tác xoay tròn từ phía dưới cằm dần lên trên khuôn mặt. Hạn chế sử dụng lực mạnh lên bề mặt da. Theo nhà thẩm mỹ học Nayamka, thao tác này sẽ tạo điều kiện cho các thành phần dưỡng chất trong sữa rửa mặt có cơ hội tẩy đi bụi bẩn trên khuôn mặt hiệu quả. 1 phút massage liên tục này sẽ làm tinh chất trong sản phẩm tương tác lên biểu bì da tốt hơn trước khi rửa lại với nước.
Hiệu quả làm đẹp từ cách rửa mặt
Để phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp này, bạn nên kết hợp với dầu tẩy trang. Điều này sẽ làm da trở nên mềm mại hơn. Đồng thời tẩy sạch bụi bẩn sâu trong lỗ chân lông, phấn trang điểm, mồ hôi. Từ đó, ngăn chặn nguy cơ nổi mụn. Cách rửa mặt này đặc biệt quan trọng cho những bạn hay sử dụng kết hợp nhiều sản phẩm chăm sóc da đắc tiền. Vì một làn da bụi bẩn sẽ có khả năng hấp thụ dưỡng chất kém hơn.
Thời gian rửa mặt của các cô gái thông thường chỉ chạm mức tối đa là 15 giây. Bề mặt da khi đó sẽ không hấp thụ đều dưỡng chất một cách toàn diện. Cách rửa mặt trong 60 giây bằng tay không chỉ làm sạch sâu mọi ngóc ngách trên làn da mà còn giúp bạn massage bề mặt da lâu hơn, đem lại cảm giác thư giãn sau một ngày làm việc dài.
Phụ thuộc vào tình trạng da
Tất nhiên không phải làn da nào cũng có tình trạng như nhau. Chính vì thế, mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau từ hiệu quả của cách rửa mặt. Các bạn da dễ nổi mụn hơn sẽ nhanh chóng thấy sự khác biệt sau một thời gian duy trì chăm sóc. Rất nhiều người thừa nhận sự cải thiên đáng kể sau một tháng áp dụng cách rửa mặt này.
Phân bố thời gian vệ sinh da hợp lý
Thời gian rửa mặt quan trọng là thế, nhưng chúng ta nên phân bố làm sao để đạt kết quả tối ưu nhất? Đối với những bạn có làn da nhạy cảm thì làm sạch liên tục trong một phút sẽ dễ ảnh hưởng đến độ đàn hồi của bề mặt da. Lời khuyên được đưa ra là bạn hãy chia đều 15 giây cho mỗi khu vực trên khuôn mặt của mình.
Bụi bẩn và sản phẩm trang điểm thường rất khó tẩy rửa. Thay vì làm sạch toàn diện trong một phút thì tập trung rửa từng phần trên bề mặt da sẽ cho ra hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra, việc chia khu vực sẽ khiến bạn chú ý hơn đến những vùng da bạn thường bỏ sót. Chẳng hạn như cạnh góc mũi, phía dưới cằm hay xung quanh phần trán gần với chân tóc.
Bí quyết duy trì thói quen rửa mặt
Rửa mặt liên tục trong 60 giây tưởng chừng như một thói quen dễ duy trì. Tuy nhiên làm thế nào để bạn đảm bảo được mình đã tận dụng đủ thời gian đó. Một bí quyết hiệu quả là bạn hãy hát nhẩm bảng chữ cái trong đầu mình. Bài hát này thường kéo dài trong một phút. Do đó, đây là phương pháp tối ưu để bạn đong đếm thời gian làm sạch da của mình.
Nhân Tâm
Nguồn Tham Khảo: Báo Elle
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.