Nên làm gì khi xảy ra tắc tia sữa bị sốt ở mẹ?

Nen Lam Gi Khi Bi Tac Tia Sua Bi Sot O Me Rbzgh 1576317547

Nên làm gì khi xảy ra tắc tia sữa bị sốt ở mẹ?

Trong thời gian cho con bú, vì nhiều lý do mà các mẹ rất hay bị tình trạng tắc sữa. Khi đó bầu sữa căng cứng lên, mẹ thấy rất đau tức ngực và kèm theo sốt cao. Cần khắc phục kịp thời tình trạng tắc tia sữa bị sốt sẽ giúp mẹ thoát khỏi cảm giác đau nhức khó chịu, đồng thời kích thích tuyến sữa sản xuất ra lượng sữa dồi dào giàu dưỡng chất cho con.

Nguyên nhân của việc tắc sữa bị sốt ở mẹ?

Tắc tia sữa bị sốt là tình trạng mẹ có thể gặp phải vào những ngày đầu sau khi sinh. Ngay cả khi được chữa khỏi thì việc tắc sữa bị sốt cũng sẽ tái phát bất cứ lúc nào trong gia đoạn mẹ cho con bú.

Khi bị tắc tia sữa, bầu ngực của mẹ sẽ sưng lên, các mạch máu giãn nở và đưa một lượng máu nhiều hơn đến bầu ngực. Lúc này, các tế bào bạch cầu trong máu được kích hoạt, chúng đi qua máu vào não và đến trung khu điều khiển nhiệt độ. Tại nơi này, nhiệt độ cơ thể được điều chỉnh nhằm thay đổi quá trình sinh và tỏa nhiệt. Lượng nhiệt sinh ra lớn hơn lượng nhiệt mất đi khiến mẹ gặp tình trạng tắc tia sữa bị sốt.

Nếu mẹ bị tắc tia sữa nhẹ thì nhiệt độ cơ thể vẫn ở khoảng 37oC. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn không được chữa trị sẽ dẫn đến khả năng tắc tia sữa bị sốt và nhiệt độ cơ thể sẽ lên đến 38oC hoặc cao hơn.

Nên làm gì khi bị tắc tia sữa bị sốt ở mẹ?

Mẹ mệt mỏi khi tắc tia sữa bị sốt

Tắc tia sữa bị sốt ở mẹ có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng tắc tia sữa bị sốt kéo dài 2- 3 ngày, mẹ có thể áp dụng những cách chữa tắc tia sữa dân gian để giúp mẹ có lại sữa cách nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên, nếu tình trạng sốt vẫn tiếp diễn thì mẹ cần tìm đến các chuyên gia và bác sĩ để có thể can thiệp kịp thời tình trạng tắc sữa bị sốt ở mẹ.

Hầu hết các trường hợp tắc tia sữa bị sốt không nguy hiểm đến tính mạng của mẹ mà chỉ khiến mẹ mệt mỏi, đau nhức bầu ngực, tuyến sữa tiết sữa rất ít hoặc ngừng tiết sữa. Nếu tình trạng này kéo dài từ 1 tuần trở lên thì mẹ sẽ có nguy cơ bị viêm tuyến vú rất cao.

Mẹ tắc tia sữa bị sốt có nên cho con bú?

Nếu việc bị sốt của mẹ là do tình trạng tắc tia sữa thì mẹ vẫn nên cho con bú bình thường. Bên cạnh đó, mẹ cần nhanh chóng tìm giải pháp để thông tắc tia sữa giúp mẹ hạ sốt.

Tuy nhiên nếu mẹ tắc tia sữa bị sốt mà có biểu hiện của sốt do virus thì mẹ nên ngưng ngay việc cho con bú, vì virus có thể lây truyền từ sữa mẹ qua cho bé và gây nguy hiểm.

Làm gì để hạn chế việc tắc tia sữa bị sốt ở mẹ?

Cho bé bú sớm

Để hạn chế tình trạng tắc tia sữa sau sinh ở mẹ thì mẹ cần cho trẻ bú sớm sau khi sinh. Việc cho bé bú sớm sẽ giúp kích thước sữa và hạn chế được việc mẹ bị tắc sữa sau khi sinh.

Nên làm gì khi bị tắc tia sữa bị sốt ở mẹ?

Cho bé bú sớm giúp mẹ tránh bị tắc tia sữa

Vệ sinh sạch bầu ngực

Mẹ nên tập thói quen dùng khăn ấm để vệ sinh bầu ngực và đầu vú trước và sau khi cho con bú. Việc làm này để tránh vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đầu vú dẫn tới tắc tia sữa.

Trước khi cho con bú, mẹ cũng nên vắt những giọt sữa đầu tiên, hoặc nếu trẻ không bú hết thì mẹ nên vắt hoặc hút sữa ra ngoài để tránh sữa đọng gây vón cục, tắc sữa. Ngoài ra, mẹ nên chọn các loại áo ngực thoải mái, không bó sát để tránh đè lên các ống dẫn sữa.

Cho con bú thường xuyên

Việc mẹ cho con bú thường xuyên và hút sữa với lực hút tương đương con bú để giúp khai thông ống dẫn sữa và kích thích lượng sữa tiết ra. Mẹ hãy cho con bú hết bên này rồi chuyển sang bên kia để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong sữa mẹ cho con.

Mặc dù vậy nhưng mẹ cũng lưu ý là không được cho con bú trong thời gian quá dài hoặc cho con ngậm đầu ti đi ngủ. Điều này vừa tạo thói quen xấu cho con, vừa khiến mẹ dễ bị viêm vú.

Chườm nóng, massage bầu ngực

Chườm nóng và massage giúp bầu ngực mềm mại hơn, giảm sưng đau. Hơi nóng từ hành động chườm có tác dụng đánh tan sữa đông, nới rộng ống dẫn sữa sẽ hạn chế việc tắc tia sữa.

Nên làm gì khi bị tắc tia sữa bị sốt ở mẹ?

Hướng dẫn cách massage giúp mẹ tránh tắc sữa

Khi mẹ gặp phải tình trạng tắc tia sữa bị sốt, nếu áp dụng các phương pháp trên không thành công, cục sữa tắc ngày một lớn thì mẹ nên nhanh chóng đến các bệnh viện để thăm khám và chữa trị. Sau khi điều trị thành công mẹ cần phòng tránh tình trạng này lặp lại bằng cách cho bé bú thường xuyên.

Phương

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *