Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú không?

Me Bi Viem Gan B Co Nen Cho Con Bu Khong Dytuk 1578456406

Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú không?

Các chuyên gia có khuyến cáo với các mẹ đang cho con bú, nhất là các bà mẹ bị viêm gan siêu vi B (HBV) mãn tính thì nên tránh cho bé bú trực tiếp.

1. Mẹ bị viêm gan B có truyền sang con?

Ngoài đường truyền máu, quan hệ tình dục thì bệnh viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con là chủ yếu. Nếu như người mẹ đang mang thai và bị nhiễm virus viêm gan B mà không phát hiện sớm thì hơn 50 % sẽ lây truyền sang con mình thông qua đường truyền máu.

Nên nhiều mẹ rất lo lắng liệu mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú?

Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú không? 1Nhiều mẹ rất lo lắng liệu mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú?

Theo thống kê cho thấy có đến 10 – 20% trường hợp nhiễm virus viêm gan B tại Việt Nam, đối tượng chiếm số đông là phụ nữ mang thai và trẻ em.

Biểu hiện bệnh thường là các triệu chứng thông thường như chóng mặt, buồn nôn, sốt, mệt mỏi và thường được người bệnh bỏ qua và không điều trị từ sớm. Mẹ mắc viêm gan B sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh về gan khác cũng như suy giảm chức năng gan, xơ gan và ung thư gan rất nghiêm trọng.

Theo bác sĩ khoa sản khuyến cáo phụ nữ nhiễm viêm gan B muốn có thai nên đến bác sĩ chuyên khoa gan mật khám và tư vấn về tình trạng nhiễm siêu vi B. Từ đó biết bệnh đang ở giai đoạn nào, có cần điều trị hay không.

Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, không có triệu chứng, siêu vi viêm gan B đang “sống chung hòa bình” với người phụ nữ đó thì không cần điều trị, mà nên sinh cho đủ số con mong muốn rồi bắt đầu điều trị là hợp lý.

2. Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú không?

Chính vì sự khó nhận biết và biến chứng nguy hiểm của viêm gan B mà người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị, nhất là đối với phụ nữ mang thai và cho con bú lại nảy sinh nhiều vấn đề hơn. Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú không đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Theo nhiều nghiên cứu, virus viêm gan B không lây qua sữa mẹ nên với các mẹ nhiễm viêm gan B vẫn có thể cho con bú bình thường. Tuy nhiên, trẻ cần được bảo vệ trước nguy cơ lây bệnh bằng phương pháp sử dụng huyết thanh chống siêu vi B (Ig- AntiB) 100 trong vòng 24 giờ sau khi chào đời.

Tuy nhiên, mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú không thì vẫn có một số trường hợp bác sĩ sẽ khuyên mẹ không nên cho bé bú. Nhất là khi mẹ đang có vết thương hở ở bầu ngực, đầu vú sẽ vô tình lây nhiễm virus viêm gan B cho trẻ.

Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú không? 2Mẹ bị viêm gan B không nên cho con bú khi mẹ đang có vết thương hở ở bầu ngực, đầu vú

Chính vì thế nên việc mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú được không thì cần đến sự phối hợp từ mẹ và bác sĩ chuyên khoa để có cách cho bé bú hợp lý, đảm bảo an toàn cho trẻ trong suốt quá trình khôn lớn.

3. Mẹ nên làm gì để phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B cho con ?

Cách tốt nhất để không phải lo lắng mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú và hạn chế nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ qua bé chính là tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai và tiêm phòng cho bé khi vừa chào đời.

Thông thường, các mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh sẽ thực hiện 3 lần ở những vị trí khác nhau trên cơ thể theo thứ tự ngay sau sinh, tháng thứ 2 và tháng thứ 3. Khi đã thực hiện đúng lịch tiêm phòng cho trẻ thì người mẹ có thể yên tâm cho trẻ bú mẹ bình thường.

Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú không? 3Mẹ nên tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai và tiêm phòng cho bé khi vừa chào đời

Loại huyết thanh đặc biệt này có thể ngăn chặn đến 95% nguy cơ lây nhiễm khi trẻ bú mẹ. Nếu mẹ không tiêm phòng cho trẻ hoặc các mũi tiêm không được thực hiện đúng lịch hẹn thì khả năng nhiễm bệnh sẽ tăng cao.

Ngoài ra các bác sĩ đã khuyến cáo trường hợp phụ nữ mang thai bị viêm gan B và đang dùng thuốc uống, để chống nhiễm bệnh cho thai thì nên ngưng uống thuốc cho đến lúc trẻ sinh mới được cho con bú.

Bên cạnh đó, thay vì lo lắng với câu hỏi mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú được không thì mẹ nên thiết lập cho mình một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý. Ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi điều độ thì cơ thể sẽ tự sản sinh ra nhiều kháng thể để ngăn chặn virus sinh sôi, điều này cũng giúp cho sữa mẹ được “thanh lọc” trước mầm bệnh.

Trong thời gian mang thai, mẹ cần hạn chế tuyệt đối rượu, bia, thuốc lá, khói thuốc lá.. để tránh làm sức khỏe trầm trọng hơn.

Duy trì lối sinh hoạt lành mạnh sẽ không ngăn chặn tuyệt đối tình hình của bệnh nhưng sẽ giúp mẹ hạn chế được khả năng lây nhiễm viêm gan B cho con. Chính vì thế mà khi mang thai, mẹ cần đến bệnh viện để kiểm tra tổng quát tình trạng sức khỏe để có cách phòng tránh kịp thời.

Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú thì chưa có câu trả lời chính xác. Tổ chức WHO đã đưa ra lời khuyên, trẻ sơ sinh cần được tiêm vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Điều này sẽ giúp phòng ngừa tuyệt đối khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con và nguy cơ lây truyền virus viêm gan B thông qua sữa mẹ.

Thanh Hoa

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *