Thực hư: Uống kháng sinh bị ngứa vùng kín?
Vì có nhiều chị em than phiền với các bác sĩ rằng uống kháng sinh bị ngứa vùng kín, vậy điều này có chính xác không nhỉ?
Uống kháng sinh bị ngứa vùng kín không?
Thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị khi bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh lý một cách chắc chắn. Bên cạnh tác dụng chính là điều trị bệnh thì kháng sinh cũng gây tác dụng phụ như: Với thuốc dùng toàn thân thì trong kháng sinh vẫn có tỉ lệ bị dị ứng tùy theo mức độ, nhẹ thì khó thở, nổi mề đay, nặng thì gây ra sốc, sốc phản vệ là nặng nhất có thể dẫn tới tử vong. Vậy có thực sự uống kháng sinh bị ngứa vùng kín không nhỉ?
Vì theo bác sĩ chuyên khoa, với thuốc dùng tại chỗ như thuốc đặt, phần nhiều là dị ứng do tá dược tùy theo từng người, từng loại thuốc biểu hiện như gây ngứa, tấy đỏ…và hầu hết bệnh nhân đều sẽ được bác sĩ phổ biến khả năng gặp phải các phản ứng dị ứng thuốc kháng sinh.
Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có một nghiên cứu hay bằng chứng nào chứng minh việc uống kháng sinh bị ngứa vùng kín.
Nếu bạn gặp phải tình trạng này và nghi ngờ uống kháng sinh bị ngứa vùng kín hãy liên hệ ngay bác sĩ tư vấn hoặc đi thăm khám cụ thể để biết chính xác loại thuốc uống kháng sinh của bạn có gây ngứa vùng kín gây nên không.
Hoặc theo như Nguyễn Thị Hương Linh – Nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Sản, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết: Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ dẫn đến việc cơ thể sản sinh ra nấm kháng thuốc, phá hoại sự cân bằng nội tiết trong cơ thể, kể cả ở “vùng kín”, từ đó dễ gây ra viêm nhiễm âm đạo.
Đặc biệt, nếu bạn dùng kháng sinh trong thời điểm đã bị nhiễm nấm thì có thể càng làm tăng triệu chứng viêm nhiễm. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều đường, mặc “quần chip”quá chật… cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm “vùng kín” vì độ ẩm và nhiệt độ nơi này tăng lên, tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn nấm có hại phát triển.
Như vậy, uống kháng sinh bị ngứa vùng kín chưa có bằng chứng xác thực mà có thể thực chất bạn đã bị viêm nhiễm âm đạo từ trước đó, vô tình giai đoạn uống kháng sinh điều trị bệnh lý thì viêm nhiễm nặng hơn.
Triệu chứng của viêm nhiễm âm đạo
Để biết mình có bị viêm âm đạo hay không thì chị em có thể nhận biết thông qua những triệu chứng sau:
Vùng kín có mùi hôi khó chịu:
Bộ phận sinh dục của nữ giới có mùi hôi khó chịu. Tình trạng càng nặng thì mùi hôi càng thêm rõ ràng, làm cho người bệnh xấu hổ và tự ti khi trong hoàn cảnh đó.
Cảm giác đau khi quan hệ tình dục:
Là một trong những triệu chứng điển hình của viêm âm đạo. Những người mắc viêm âm đạo thường đau rát trong lúc giao hợp. Bởi những tác nhân viêm nhiễm làm cho âm đạo bị tổn thương. Bởi vậy nữ giới sẽ cảm thấy đau và ngại quan hệ tình dục khi mắc phải căn bệnh này.
Khí hư bất thường:
Khí hư bình thường là có màu trắng trong như lòng trắng trứng gà, hơi dính và dai. Khí hư thường tiết ra nhiều hơn vào các thời điểm như mang thai, trước và sau chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu không phải trong khoảng thời điểm mà thấy các dấu hiệu thay đổi của khí hư như: Khí hư có mùi hôi, khí hư có màu trắng đục, xanh… thì rất có thể đây là triệu chứng viêm âm đạo.
Âm đạo cảm thấy ngứa ngáy:
Đây chính là dấu hiện phổ biến nhất khi bị viêm âm đạo. Hiện tượng này xảy ra do các tác nhân vi khuẩn, nấm, trùng roi trực tiếp gây ra. Nên khi nữ giới mắc phải hiện tượng này thì hoàn toàn có thể nghi ngờ mắc viêm âm đạo.
Tiểu rắt, tiểu buốt:
Hiện tượng tiểu rắt, đi tiểu buốt cũng dễ dàng nhận biết bởi nó gây ra nhiều khó chịu và phiến toái trong cuộc sống. Đường sinh dục và đường tiết niệu liền kề nhau bởi thế âm đạo bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến niệu đạo sẽ làm cho nữ giới bị đau và rát khi đi tiểu.
Các biện pháp điều trị bệnh viêm âm đạo
Cách chữa viêm âm đạo, điều trị viêm âm đạo bằng thuốc gì? Điều này tùy thuộc vào loại viêm âm đạo, vì vậy điều trị theo từng loại nguyên nhân cụ thể:
Viêm âm đạo do vi khuẩn: Đối với loại viêm âm đạo này, bác sĩ có thể kê toa thuốc metronidazole (Flagyl) mà bạn uống bằng gel hoặc kem metronidazole (MetroGel) hoặc kem clindamycin (Cleocin) mà bạn bôi vào âm đạo.
Nhiễm trùng nấm men: Nhiễm trùng nấm men thường được điều trị bằng kem chống nấm chẳng hạn như miconazole, clotrimazole, butoconazole hoặc tioconazole . Nhiễm trùng nấm men cũng có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm như fluconazole (Diflucan)
Viêm âm đạo do Trichomonas: Điều trị bằng metronidazole (Flagyl) hoặc tinidazole (Tindamax).
Viêm âm đạo do thiểu dưỡng ở phụ nữ mãn kinh (teo âm đạo): Estrogen (dạng kem) có thể điều trị hiệu quả tình trạng này.
Viêm âm đạo không nhiễm trùng: Để điều trị loại viêm âm đạo này, bạn cần xác định chính xác nguồn gốc của sự kích thích và tránh nó. Các nguồn có thể bao gồm xà phòng mới, bột giặt, băng vệ sinh hoặc tampon.
Tất cả các loại thuốc này đều được dùng dưới chỉ định và theo dõi của bác sĩ.
Việc uống kháng sinh bị ngứa vùng kín hiện chưa chính xác nhé. Tốt nhất bạn nên đi khám để biết sức khỏe của mình như thế nào, cần phải điều trị theo hướng nào thì tốt cho bạn, vừa khỏi bệnh bạn đang gặp, vừa tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình nhé!
Thanh Hoa
Nguồn Tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.