Thời điểm trẻ mọc răng hàm và cách khắc phục cơn đau răng

Thoi Diem Tre Moc Rang Ham Va Cach Khac Phuc Con Dau Rang Akskm 1582874623

Thời điểm trẻ mọc răng hàm và cách khắc phục cơn đau răng

Mọc răng là quá trình mà bất kỳ đứa bé khỏe mạnh nào cũng cần trải qua. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp trẻ mọc răng hàm bị sốt và đau dẫn đến quấy khóc. Cùng tìm hiểu những thông tin sau để nhận biết thời điểm bé mọc răng, cách chăm sóc và những lưu ý cần nhớ.

Thời điểm trẻ mọc răng hàm và cách khắc phục cơn đau răng 1

Làm cách nào để giảm đau cho trẻ mọc răng hàm?

Khi nào bé mọc răng hàm

Thông thường, trẻ từ 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu nhú chiếc răng đầu tiên và trong vòng 12 tháng đầu đời sẽ mọc khoảng 6 chiếc răng. Và đến khi được 2 tuổi, trẻ sẽ mọc đủ 20 chiếc răng chia đều hai hàm trên và dưới. Thời điểm và trình tự mọc răng không hoàn toàn giống nhau với những đứa bé khác nhau, có những bé mọc răng sớm và cũng có bé mọc răng muộn tùy thuộc thể trạng và điều kiện dinh dưỡng.

Răng hàm là loại răng xuất hiện cuối cùng và chúng có thể sẽ mọc cùng một lúc. Thời điểm trẻ mọc răng hàm đầu tiên thường trong khoảng 13 – 19 tháng đối với răng hàm trên và 14 – 18 tháng đối với răng hàm dưới. chiếc răng hàm thứ hai mọc vào thời điểm khoảng 25 – 33 tháng đối với hàm trên và 23 – 31 tháng đối với răng hàm dưới.

Loại răng hàm mọc trong thời kỳ này là răng sữa phát triển cùng bé đến năm 6 tuổi. Sau giai đoạn này, những chiếc răng sữa sẽ dần rụng và được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Dấu hiệu trẻ mọc răng hàm

Trẻ mọc răng hàm có thể bị đau đớn, khó chịu nhưng không thể diễn giải được nguyên nhân của cơn đau. Mọc răng có thể kéo theo những vấn đề sức khỏe như:

  • Quấy khóc
  • Chảy nhiều nước bọt
  • Chán ăn, bỏ ăn
  • Thức đêm, khó ngủ
  • Thích nhai và thích cắn
  • Sốt nhẹ
  • Nướu sưng đỏ
  • Tiêu chảy

Thời điểm trẻ mọc răng hàm và cách khắc phục cơn đau răng 2

Nướu sưng đỏ là dấu hiệu trẻ mọc răng hàm

Những triệu chứng mọc răng trở nên trầm trọng hơn vào ban đêm khi bé mệt và không có việc gì làm để giải tỏa cơn đau. Bên cạnh những triệu chứng trên, bé cũng có thể gặp tình trạng đau đầu.

Cách chăm sóc trẻ đang mọc răng hàm

Những triệu chứng do mọc răng hàm có thể được giảm bớt khi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Trong đó, thuốc giảm đau được sử dụng như biện pháp cuối cùng, nhưng vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Biện pháp giúp giảm cơn đau

Để giảm bớt cơn đau răng hàm cho bé, bạn có thể sử dụng những phương pháp sau:

  • Đặt miếng băng gạc được thấm nước mát lên nướu của bé.
  • Đặt muỗng lạnh giữa hai hàm răng.
  • Thoa kem dưỡng da lên khu vực xung quanh miệng để ngăn khư nứt da do tiết nhiều nước bọt.

Khi sử dụng những biện pháp trên, cha mẹ cần chú ý quan sát để tránh tình trạng bé nuốt thìa hoặc những đồ vật khác. Bên cạnh đó, những biện pháp phân tán sự chú ý khỏi cơn đau như cho bé chơi game, tô màu hay xem truyền hình cũng có thể được áp dụng.

Thức ăn dành cho trẻ mọc răng hàm

Trong giai đoạn này, cha mẹ có thể cho trẻ ăn những món thức ăn cứng, giòn. Trẻ mọc răng hàm đã có thể nhai kỹ hơn trước khi nuốt, tuy nhiên vẫn cần sự giám sát từ người lớn. Cha mẹ cho bé ăn cà rốt hoặc dưa chuột, khuyến khích trẻ nhai kỹ trước khi nuốt. Thức ăn nên được thái nhỏ để tránh trường hợp bé bị hóc. Bên cạnh đó, trái cây lạnh cũng mang đến hiệu quả giảm đau khi bé mọc răng.

Thời điểm trẻ mọc răng hàm và cách khắc phục cơn đau răng 3

Bé mọc răng hàm có thể ăn thức ăn cứng, giòn như cà rốt

Vật dụng tránh để bé sử dụng

Trong giai đoạn mọc răng hàm, không nên cho bé sử dụng vòng ngậm hoặc nhai đồ nhựa vì chúng sẽ làm tổn thương răng của trẻ. Nên chọn các sản phẩm mềm làm từ silicon hoặc mủ cao su tự nhiên.

Thuốc giảm đau răng hàm

Acetaminophen (Tylenol) là loại thuốc giảm đau được khuyên dùng cho trẻ tập đi. Bên cạnh đó, trẻ bị hen suyễn cần tránh dùng các thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) như aspirin, naproxen hoặc ibuprofen. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Cách chăm sóc trẻ mọc răng hàm

Không nhất thiết cần phải đưa bé mọc răng hàm đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, khi bé mọc những chiếc răng đầu tiên trong khoảng 6 tháng tuổi thì nên cho bé đi khám răng lần đầu để đảm bảo răng mọc bình thường.

 

Thời điểm trẻ mọc răng hàm và cách khắc phục cơn đau răng 4

Nên cho bé khám răng lần đầu trong khoảng 6 – 12 tháng tuổi

Bên cạnh đó, cần dạy trẻ cách chăm sóc sức khỏe răng miệng ngay từ khi còn bé. Cha mẹ chải răng hàm đang mọc và khu vực xung quanh bằng kem đánh răng chứa fluoride với lượng kem đánh răng không quá hạt gạo đối với những bé dưới 3 tuổi. Còn đối với những bé từ 3 – 6 tuổi thì lượng kem không vượt quá hạn đậu.

Khi nào đưa bé khám bác sĩ?

Tình trạng khó chịu, quấy khóc là phản ứng bình thường ở những trẻ mọc răng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà phụ huynh bỏ qua những dấu hiệu bất thường ở trẻ. Bé cáu kỉnh, vô cùng khó chịu và mệt mỏi có thể là dấu hiệu cho thấy răng hàm đang mọc sai hướng. Cần cho bé thăm khám bác sĩ ngay nếu phát hiện những dấu hiệu nghiêm trọng trên.

Giai đoạn trẻ mọc răng hàm là tất yếu trong quá trình lớn lên của bé. Dù đây là thời kỳ vất vả, nhưng cha mẹ biết cách chăm sóc hợp lý thì bé sẽ có hàm răng khỏe mạnh.

Uyên

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *