Hướng dẫn mẹ vệ sinh răng miệng cho con tuổi ăn dặm

Huong Dan Me Ve Sinh Rang Mieng Cho Con Tuoi An Dam Dmkiq 1584070491

Hướng dẫn mẹ vệ sinh răng miệng cho con tuổi ăn dặm

Chăm sóc cho con tuổi mọc răng và bắt đầu ăn dặm rất quan trọng. Mẹ hãy làm theo các hướng dẫn dưới đây nhé.

Chăm sóc răng miệng con tuổi ăn dặm có quan trọng hay không?

Răng sữa đóng vai trò thiết yếu trong quá trình bảo vệ và giữ gìn khoảng cách chồi răng giúp cho răng vĩnh viễn mọc đẹp, không hô móm hoặc lệch hàm. Thêm nữa, răng sữa và lợi của bé đóng vai trò chính trong việc nghiền nát thức ăn trước khi răng vĩnh viễn xuất hiện, đây là khởi đầu càn thiết của toàn bộ quá trình tiêu hoá.

Khi trẻ bắt đầu mọc răng, vệ sinh răng miệng cho bé giúp loại bỏ những mảng bám và vi khuẩn có hại trên răng của trẻ. Mặc dù lúc này trẻ chủ yếu chỉ bú sữa và ăn dặm cháo, bột nhưng các mảng bám vẫn có thể tồn đọng trên răng của trẻ.

Do đó, việc tạo thói quen đánh răng sau khi ăn cho bé rất cần thiết mẹ nhé. Nên cho trẻ sử dụng dạng kem đánh răng có chứa flour, thay bình ngậm bằng ti giả hoặc đổi sữa thành nước lọc. Đối với những trẻ chưa mọc răng, mẹ nên vệ sinh lợi bằng cách nhúng gạc mềm vào nước muối ấm rồi xơ lợi cho bé.

Hướng dẫn mẹ vệ sinh răng miệng cho con tuổi ăn dặm

Giai đoạn bé bắt đầu mọc răng: mẹ dùng một bàn chải mềm (loại gắn vào đầu ngón tay) và một chiếc khăn vải mềm, sạch để vệ sinh răng miệng cho bé.

Khi vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ nên tạo không khí vui nhộn như kể chuyện, bật nhạc, hoặc ca hát để trẻ thích thú và nhớ đến việc vệ sinh răng miệng với tâm trạng vui vẻ, thoải mái.

Bắt đầu bằng việc nhúng bàn chải vào nước sạch hoặc nước muối sinh lý rồi chải sạch và kỹ các mặt của răng cũng như toàn bộ nướu. Kết thúc bằng việc dùng khăn mềm lau sạch răng và nướu của trẻ.

Hướng dẫn mẹ vệ sinh răng miệng cho con tuổi ăn dặm 1Khi vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ nên tạo không khí vui nhộn để con hào hứng làm theo

Khi vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ lưu ý đặt lông bàn chải hướng về phía đường viền nướu khoảng 45 độ so với răng, nhẹ nhàng xoay bàn chải và chải từng nhóm răng (khoảng 2 – 3 răng), chải cả 3 mặt của răng gồm mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai.

Ở giai đoạn bắt đầu, trẻ thường không thích kem đánh răng và hay nuốt kem đánh răng. Do đó, khi vệ sinh răng miệng cho bé cha mẹ nên cẩn thận và cần hướng dẫn, nhắc nhở để trẻ không nuốt kem đánh răng.

Chỉ nên sử dụng một lượng kem đánh răng vừa đủ (đối với trẻ chỉ bằng hạt đậu nhỏ, hoặc cha mẹ cũng có thể phết một lớp thật mỏng trên bàn chải của trẻ). Chất fluoride có trong kem đánh răng sẽ làm răng trẻ thêm rắn chắc.

Để đảm bảo việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ nên đưa trẻ đến nha sĩ khi trẻ được 6 tháng tuổi để khám sức khỏe răng miệng, kiểm tra để phát hiện các dạng sâu răng đặc biệt do cách cho trẻ ăn (hoặc do bú bình) và kịp thời có biện pháp phòng ngừa sâu răng. Mẹ không nên chờ đến khi trẻ bị sâu răng hoặc đau răng mới đưa trẻ đến gặp nha sĩ.

Trẻ chưa biết dùng bàn chải mẹ có thể dùng giấy lau răng chuyên dụng để tránh tưa lưỡi cho con, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Hướng dẫn mẹ vệ sinh răng miệng cho con tuổi ăn dặm 2Trẻ chưa biết dùng bàn chải mẹ có thể dùng giấy lau răng chuyên dụng vệ sinh răng cho con

Nên thay bàn chải cho trẻ khi lông bàn chải bắt đầu xơ cứng, khoảng 3 tháng/lần.

Làm gì khi phát hiện cao trong răng sữa?

Nguy cơ dẫn đến các lỗ hổng trên răng thường xuất hiện là bởi vi khuẩn ăn vào trong răng dẫn đến sâu răng. Lỗ này dần càng to và ăn sâu vào bên trong theo thời gian. Những lỗ đen này rất dễ dàng phát hiển được trên bề mặt răng của trẻ.

Không nên chủ quan bỏ qua khi trẻ bị sâu răng sữa, bởi răng sữa có chức năng giữ khoảng cách để răng vĩnh viễn mọc đúng hàng tránh hiện tượng hô móm lệch cũng như những vi khuẩn sâu răng sữa còn có khả năng xâm nhập sâu vào lợi gây hư hỏng răng vĩnh viễn.

Khi răng sữa bị hỏng, sâu hay gây đau đớn cho lợi của con, mẹ bắt buộc phải làm biện pháp can thiệp là đưa con đi khám bác sĩ để bác sĩ có biện pháp như cho con nhổ răng. Không nên tự ý nhổ vì nhổ răng quá sớm dễ dẫn đến lệch hàm, xô hàm, khiến cho răng vĩnh viễn mọc không thẳng hàng hoặc bị méo mó.

Hướng dẫn mẹ vệ sinh răng miệng cho con tuổi ăn dặm 3Đưa con đi khám bác sĩ để bác sĩ khi trẻ có dấu hiệu sâu răng

Nên cha mẹ hãy chủ động đặt lịch ngay với nha sĩ khi trẻ có dấu hiệu sâu răng và có biện pháp trám răng phù hợp nhất, tránh phải cùng phương pháp cuối cùng là nhổ răng gây lệch hàm của trẻ.

Giúp bé phát triển răng tốt và khỏe mạnh

Bên cạnh vệ sinh răng miệng cho con tuổi ăn dặm cho bé, mẹ cũng cần lưu ý những điều sau để giúp răng bé phát triển và bé có hàm răng khỏe, đẹp.

Không nên cho bé nằm uống sữa vì khi răng đang mọc, bé sẽ có thói quen ngậm chặt núm bình. Răng ngâm trong sữa lâu, dễ bị biến dạng và làm hỏng men răng, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và dễ gây sâu răng.

Không nên cho bé mút đầu ngón tay hoặc ngậm ti giả, sẽ khiến răng mọc không đều và không thẳng hàng.

Không nên cho bé nhai một bên, sẽ khiến bé bị lệch hàm, gây mất cân đối của khuôn mặt.

Cho bé ăn thức ăn có độ cứng phù hợp với sự phát triển của răng để răng bé phát triển toàn diện hơn.

Việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho trẻ 1 tuổi là rất quan trọng và cần thiết, vì nó không chỉ kích thích việc mọc răng sữa cho bé, mà còn hình thành thói quen theo bé suốt cuộc đời.

Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên cho bé đi khám răng định kỳ ít nhất 3-6 tháng/lần để được bác sĩ đánh giá tình trạng răng miệng, giúp bé có 1 hàm răng chắc khỏe.

Thanh Hoa

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *